Xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào tháng 4/2011. Trong ảnh: Cô và trò trường mầm non Hoa Phượng trong giờ học trực quan nhận biết các đồ vật.

Xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào tháng 4/2011. Trong ảnh: Cô và trò trường mầm non Hoa Phượng trong giờ học trực quan nhận biết các đồ vật.

(HBĐT) - Là 1 trong 6 xã hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi sớm nhất của huyện Kỳ Sơn, Dân Hòa đã hoàn thành và được công nhận vào tháng 4/2011. Hiện, toàn xã có 29 trẻ 5 tuổi đến trường, 100% cháu được ăn tại lớp theo chế độ dinh dưỡng đảm bảo.

 

Cô giáo Nguyễn Thị Cúc, Hiệu trưởng trường tiểu học mầm non Hoa Phượng (Dân Hòa - Kỳ Sơn) cho biết: Vấn đề quan trọng là phải nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; huy động 100% trẻ 5 tuổi đến lớp để chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, bên cạnh đó phải duy trì và giữ vững số trẻ dưới 5 tuổi đến các cơ sở GDMN bằng nhiều hình thức nhằm tạo sự ổn định trong phát triển GDMN. Đối với lớp trẻ 5 tuổi, giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, lớp học đã đáp ứng cơ bản trang thiết bị, đồ chơi theo danh mục của Bộ. Bằng những giải pháp cụ thể, xã có lộ trình cụ thể để tiếp tục duy trì PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trong những năm tiếp theo.  

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 239 phê duyệt Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 -2015 với mục tiêu là đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các vùng, miền được đến lớp để thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ 1 năm học nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, tỉnh đã kiện toàn BCĐ PCGD các cấp theo Quyết định số 1579 ngày 22/8/2010 với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện PCGD trên địa bàn nói chung và PCGD cho trẻ em 5 tuổi nói riêng.  

Để hoàn thành sớm PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, quan tâm đến chế độ chính sách, đời sống cho giáo viên mầm non là rất quan trọng. Năm qua, BCĐ PCGD đã tích cực giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên mầm non lớp 5 tuổi, kết quả đã có 100% giáo viên được hưởng thu nhập theo thang bảng lương.

Theo số liệu của BCĐ, trong 2 năm 2010 và 2011, toàn tỉnh đã đầu tư gần 80 tỷ đồng để xây dựng phòng học và mua sắm trang thiết bị đồ chơi thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, trong đó, nguồn từ ngân sách trên 62 tỷ đồng, còn lại là kết quả của công tác xã hội hóa giáo dục. Nhờ đó, 100% lớp mầm non 5 tuổi được bố trí phòng học kiên cố, bán kiến cố. Các lớp mầm non 5 tuổi được trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định trong danh mục của Bộ GD & ĐT.

 

Nhằm đảm bảo về thể chất cho trẻ 5 tuổi, các trường đã vận động gia đình cho trẻ ăn trưa tại lớp. Với địa bàn là tỉnh miền núi, nhiều xã có trường mầm non và nhiều điểm trường nên khó khăn cho tổ chức ăn trưa. Các trường đã khắc phục bằng cách nấu ăn tại điểm trường chính, sau đó mang đến các chi trường. Nhờ đó có gần 100% trẻ 5 tuổi được ăn tại trường. Đồng thời, các huyện thường xuyên hỗ trợ tiền ăn trưa 120.000 đồng/tháng cho trẻ 5 tuổi tại các cơ sở GDMN có cha mẹ thường trú tại xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu có huyện Mai Châu, Cao Phong, Yên Thủy, TPHB.  

Bên cạnh những thuận lợi, công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Bà Trần Thị Bắc, Trưởng phòng GDMN Sở GD & ĐT cho biết: Nhiều điểm trường còn thiếu phòng học, nhất là phòng chức năng, tuy nhiên, kinh phí để đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống nhân dân còn khó khăn nên công tác xã hội hóa giáo dục vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Thu nhập cho giáo viên mầm non còn thấp lại không có phụ cấp đứng lớp nên nhiều giáo viên vẫn chưa yên tâm công tác. Còn đối với các xã có địa bàn rộng, đi lại khó khăn đã gây cản trở để tổ chức cho trẻ ăn tại lớp...  

Cô giáo Nguyễn Thị Cúc, Hiệu trưởng trường tiểu học mầm non Hoa Phượng (Dân Hòa - Kỳ Sơn) cho biết: Vấn đề quan trọng là phải nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; huy động 100% trẻ 5 tuổi đến lớp để chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, bên cạnh đó phải duy trì và giữ vững số trẻ dưới 5 tuổi đến các cơ sở GDMN bằng nhiều hình thức nhằm tạo sự ổn định trong phát triển GDMN. Đối với lớp trẻ 5 tuổi, giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, lớp học đã đáp ứng cơ bản trang thiết bị, đồ chơi theo danh mục của Bộ. Bằng những giải pháp cụ thể, xã có lộ trình cụ thể để tiếp tục duy trì PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trong những năm tiếp theo.

 

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 239 phê duyệt Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 -2015 với mục tiêu là đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các vùng, miền được đến lớp để thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ 1 năm học nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, tỉnh đã kiện toàn BCĐ PCGD các cấp theo Quyết định số 1579 ngày 22/8/2010 với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện PCGD trên địa bàn nói chung và PCGD cho trẻ em 5 tuổi nói riêng.

 

Để hoàn thành sớm PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, quan tâm đến chế độ chính sách, đời sống cho giáo viên mầm non là rất quan trọng. Năm qua, BCĐ PCGD đã tích cực giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên mầm non lớp 5 tuổi, kết quả đã có 100% giáo viên được hưởng thu nhập theo thang bảng lương.

 

Theo số liệu của BCĐ, trong 2 năm 2010 và 2011, toàn tỉnh đã đầu tư gần 80 tỷ đồng để xây dựng phòng học và mua sắm trang thiết bị đồ chơi thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, trong đó, nguồn từ ngân sách trên 62 tỷ đồng, còn lại là kết quả của công tác xã hội hóa giáo dục. Nhờ đó, 100% lớp mầm non 5 tuổi được bố trí phòng học kiên cố, bán kiến cố. Các lớp mầm non 5 tuổi được trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định trong danh mục của Bộ GD & ĐT.

 

Nhằm đảm bảo về thể chất cho trẻ 5 tuổi, các trường đã vận động gia đình cho trẻ ăn trưa tại lớp. Với địa bàn là tỉnh miền núi, nhiều xã có trường mầm non và nhiều điểm trường nên khó khăn cho tổ chức ăn trưa. Các trường đã khắc phục bằng cách nấu ăn tại điểm trường chính, sau đó mang đến các chi trường. Nhờ đó có gần 100% trẻ 5 tuổi được ăn tại trường. Đồng thời, các huyện thường xuyên hỗ trợ tiền ăn trưa 120.000 đồng/tháng cho trẻ 5 tuổi tại các cơ sở GDMN có cha mẹ thường trú tại xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu có huyện Mai Châu, Cao Phong, Yên Thủy, TPHB.

 

Bên cạnh những thuận lợi, công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Bà Trần Thị Bắc, Trưởng phòng GDMN Sở GD & ĐT cho biết: Nhiều điểm trường còn thiếu phòng học, nhất là phòng chức năng, tuy nhiên, kinh phí để đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống nhân dân còn khó khăn nên công tác xã hội hóa giáo dục vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Thu nhập cho giáo viên mầm non còn thấp lại không có phụ cấp đứng lớp nên nhiều giáo viên vẫn chưa yên tâm công tác. Còn đối với các xã có địa bàn rộng, đi lại khó khăn đã gây cản trở để tổ chức cho trẻ ăn tại lớp...

 

                                                                           Hồng Nhung

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục