Học sinh vùng dân tộc được chăm lo đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trong ảnh: Một giờ học tin của học sinh trường DTNT liên xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Học sinh vùng dân tộc được chăm lo đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trong ảnh: Một giờ học tin của học sinh trường DTNT liên xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

(HBĐT) - Những năm qua, ngành GD&ĐT đã luôn quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục dân tộc (GDDT), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh ở vùng sâu, xa, khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện phục vụ khác. Nhờ đó, công tác GDDT đã có bước phát triển mới, chất lượng học sinh được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

 

Toàn tỉnh hiện có 11 trường PTDTNT, trong đó có 1 trường PTDTNT tỉnh, 8 trường DTNT huyện và 2 trường liên xã với tổng số 2.532 học sinh. Trong đó có 2.338 học sinh dân tộc thiểu số (DTTS). Mặc dù được đặt ở các địa bàn vùng dân tộc với đời sống KT-XH còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của địa phương nên hệ thống các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện. Hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học, khu nhà ở phụ trợ đã cơ bản  đáp ứng nhu cầu ăn, ở, học tập cho học sinh. Cùng với đó, ngành giáo dục chú trọng, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, tài liệu đồ dùng, sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị dạy học cho các trường vùng khó khăn. Tăng cường các nguồn lực, thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, xây nhà công vụ giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với công tác GDDT. Do vậy, các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh có điều kiện ngày càng tốt hơn so với các trường THCS cùng cấp.

 

Để bảo đảm chất lượng dạy và học cho các em học sinh vùng đồng bào dân tộc, thời gian qua, Sở GD&ĐT đã luôn quan tâm đến tổ chức, đào tạo đội ngũ giáo viên cắm bản, nhất là tại các vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời thực hiện việc luân chuyển, điều động giáo viên giỏi, cốt cán các bộ môn đến các trường vùng cao, khó khăn trực tiếp giảng dạy để tạo sự chuyển biến, đổi mới và nâng cao phương pháp dạy học. ông Phạm Quốc Vinh, Phó phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc khẳng định: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010. Trong đó, đặc biệt quan tâm, chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là người DTTS để sắp xếp, sử dụng hợp lý. Tập trung bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy và chương trình đổi mới sách giáo khoa mới bậc phổ thông ở các trường vùng dân tộc, vùng khó khăn. Từ đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực, rõ nét, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, chăm lo cho sự nghiệp GDDT ở vùng khó khăn của tỉnh. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong công tác giáo dục ở địa bàn huyện Đà Bắc trong những năm qua.

 

Em Lường Bích Hằng ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) hiện đang là học sinh lớp 9A tại trường DTNT Đà Bắc tâm sự: So với các bạn học ở xã, điều kiện học tập của em ở đây tốt hơn nhiều. Ngoài thời gian đến lớp, các bạn còn phải ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nương, rẫy nên không có thời gian nhiều cho việc học tập. ở Trường DTNT huyện, chúng em chỉ tập trung cho việc học tập. Ngoài thời gian trên lớp học, còn có thời gian học tại phòng, được vui chơi với các bạn cùng trang lứa. ở đây, chúng em được học tập trong một môi trường tốt với những thầy, cô giáo giỏi, có tâm huyết và yêu nghề. 

 

Cô giáo Phạm Thị Thịnh, Hiệu phó trường DTNT huyện Đà Bắc chia sẻ: Trước đây, khi đầu vào của nhà trường là các em HS  theo diện cử tuyển nên chất lượng thấp. Nhưng khi chuyển sang thi tuyển, chất lượng đã khác. Khi mới chuyển sang thi tuyển, trong năm đầu trong số 13/20 xã, chúng tôi nhận HS có những xã không có em nào trúng tuyển. Sau 3 năm triển khai công tác tuyển sinh, xã nào cũng đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng học sinh trúng tuyển vào học trường DTNT cao. Có thể thấy, công tác GDDT đã có sự chuyển biến tích cực, chất lượng được nâng lên. Từ những kết quả đó, chúng tôi mong ngành giáo dục và địa phương tiếp tục có những giải pháp tốt hơn nữa nhằm đưa công tác GDDT trên địa bàn ngày càng phát triển, giúp các em HS DTTS có nhiều cơ hội học tập tốt hơn.

 

Nói về vấn đề này, ông Phạm Quốc Vinh cho biết thêm: Toàn huyện hiện có 65 trường thuộc phòng quản lý với tổng số 10.583 học sinh, trong đó có tới 89% là HS dân tộc. Vì thế, để nâng cao chất lượng học tập cho HS vùng dân tộc, ngành giáo dục huyện luôn chủ động khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh, có kế hoạch phân công GV phụ đạo, bồi dưỡng HS yếu kém. Đồng thời, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, chủ động của HS. Nhờ vậy, công tác GDDT những năm qua của huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ với tỷ lệ trẻ em là người DTTS của huyện được huy động đến trường, lớp ngày càng cao, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên.  

 

                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục