Lực lượng DQTV huyện Đà Bắc tham gia ủng hộ phong trào “2.000 đồng vun đắp ước mơ”.

Lực lượng DQTV huyện Đà Bắc tham gia ủng hộ phong trào “2.000 đồng vun đắp ước mơ”.

(HBĐT) - Từ tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày và 2.000 đồng /người/tháng, những cán bộ, chiến sỹ LLVT huyện Đà Bắc đã giúp không ít học sinh nghèo huyện vùng cao này được theo đuổi ước mơ tới trường...

 

Từ nhận đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó...

 

Năm học 2011-2012, cô học trò Xa Thị Thắm nhận tấm bằng tốt nghiệp THPT. Nhà ở xã Tân Minh, hoàn cảnh gia đình khó khăn đã nhiều lần những tưởng cô học trò nghèo phải bỏ học giữa chừng nhưng hôm nay, ước mơ của em đã thành sự thật. Trong niềm vui của Thắm có cả niềm vui của những CB -CS Ban CHQS huyện Đà Bắc, những người đã tiết kiệm tiền chi tiêu hàng tháng để ủng hộ em đến trường. Anh Quách Đăng Phú, Chính trị viên Ban CHQS huyện cho biết: với nhiệm vụ xây dựng   kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, để giúp dân xóa đói giảm nghèo hiệu quả, Đảng ủy, Ban CHQS huyện xác định trước hết phải nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc. Thực hiện chủ trương này, Ban CHQS huyện phát động phong trào nhận đỡ đầu các em học sinh nghèo vượt khó. Đây cũng là hành động cụ thể hóa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngay sau khi phát động, mỗi khi nhận lương, cán bộ chiến sỹ đều tự nguyện trích một phần ủng hộ quỹ tiết kiệm, ngoài ra các hội nghị giao ban, tiệc cưới đều có hoạt động ủng hộ quỹ để giúp các em học sinh nghèo vượt khó, Với nguồn quỹ này, mỗi tháng, Ban CHQS lại trích ra 200.000 đồng để giúp các em nhỏ trang trải việc học hành. Theo anh Phú, số tiền tuy không nhiều nhưng đã góp phần tiếp thêm nghị lực, động viên các em tiếp tục đến trường. Trong năm học này, Ban CHQS huyện Đà Bắc đã liên hệ với các trường để mỗi chi bộ nhận đỡ đầu 1 em. Việc làm ý nghĩa này cũng đang được lan tỏa đến nhiều cơ quan, đơn vị trong huyện.

 

Đến hai nghìn đồng vun đắp ước mơ.

 

Để nhân lên hơn nữa cơ hội học tập cho các em nhỏ, những cán bộ, chiến sỹ LLVT đã phối hợp với Đoàn thanh niên huyện Đà Bắc phát động phong trào hai nghìn đồng vun đắp ước mơ.  Phong trào nhằm vận động toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, ĐV-TN mỗi tháng tiết kiệm 2.000 đồng để quyên góp gây quỹ giúp đỡ các em học sinh nghèo huyện Đà Bắc. Số quỹ quyên góp được dùng tặng sổ tiết kiệm cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mua tặng những vật phẩm thiết yếu về học tập, ủng hộ bàn, ghế, trang thiết bị cho các trường vùng cao. Nhắc đến phong trào này, anh Phú tâm sự: Do điều kiện tự nhiên, xã hội, Đà Bắc vẫn là một huyện nghèo. Con em Đà Bắc đến trường còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Xuất phát từ thực tế đó, LLVT huyện mong muốn được góp một phần nhỏ bé để giúp các em theo đuổi ước mơ đến trường. Phần nhỏ bé ấy chính là hai nghìn đồng vun đắp ước mơ bởi 2.000 đồng không phải là số tiền lớn nhưng cộng nhiều của hai nghìn lại thì sẽ thành một số tiền khổng lồ để có thể viết tiếp ước mơ con chữ của những em học sinh nghèo. Chỉ cần mỗi bạn ĐV -TN, mỗi chiến sỹ trong LLVT huyện bớt đi một ngày hai điếu thuốc, mỗi bạn gái bớt đi vài ba phút gọi điện thoại, một việc rất đơn giản nhưng 1 tháng mỗi đoàn viên 2.000 đồng, cả huyện có hơn 10.000 ĐV -TN cùng với LLVT huyện  thu được từ 150  200 triệu đồng / năm, một số tiền không nhỏ. Thực vậy, hiện nay, tại tất cả các cơ sở Đoàn và LLVT huyện đang tích cực ủng hộ thực hiện phong trào 2.000 đồng vun đắp ước mơ. Anh Đinh Quốc Huy, Bí thư Đoàn thanh niên huyện Đà Bắc cho biết: Tất cả các ĐV -TN đều rất nhiệt tình hưởng ứng phong trào này bởi việc làm đơn giản nhưng ý nghĩa lại rất thiết thực. Ngay tại ngày đầu tiên phát động các bạn đã ủng hộ được gần 2 triệu đồng. Để phong trào được thực hiện thuận lợi, Đoàn thanh niên thực hiện vận động ủng hộ tại các cơ sở đoàn và mở một tài khoản tại kho bạc huyện.

 

 Một năm học mới sắp bắt đầu, những ĐV -TN, chiến sỹ, cán bộ LLVT huyện Đà Bắc đang gấp rút quyên góp để thắp sáng thêm ước mơ đến trường của những em nhỏ. Đó có thể là những cuốn số tiết kiệm, những chiếc xe đạp hay chỉ là một bộ quần áo, sách, vở, đồ dùng học tập góp phần giúp các em nhỏ thêm tự tin để đến trường. Những việc làm thiết thực đó chính là những nghĩa tình cảm động của những người lính đối với con em vùng cao Đà Bắc.  

                                                                                     

 

                                                                     Phương Linh 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục