Lao động tra cứu nhu cầu tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn năm 2012.

Lao động tra cứu nhu cầu tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn năm 2012.

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, hiện toàn huyện Lạc Sơn có 64.723 người trong độ tuổi lao động, chiếm 49,78% dân số. Trong đó, số lao động tham gia hoạt động kinh tế 61.800 người. Số lao động trong độ tuổi qua đào tạo 14.284 người, chiếm 21,45%. Số người có nhu cầu học nghề 21.000 người. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm giúp người dân XĐ-GN.

 

Ông Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Để đa dạng hóa các loại hình đào tạo, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, huyện đã rà soát, điều tra nhu cầu học nghề, đề cao tính hợp lý trong khâu đào tạo và tuyển dụng đối tượng. Cụ thể, đối với nhóm nghề nông nghiệp, huyện xác định các nghề được lựa chọn đào tạo phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương và dự định SX của người lao động sau khi học. Đối tượng đào tạo là những lao động trực tiếp SX tại gia đình. Nhóm nghề phi nông nghiệp là những nghề làm sản phẩm gắn với thị trường để bao tiêu sản phẩm cho người học, tận dụng thời gian nông nhàn và nguyên liệu có sẵn tại địa phương, hình thức đào tạo truyền nghề hoặc cầm tay chỉ việc.

 

Theo ông Bùi Văn Quang, Giám đốc TT Dạy nghề huyện Lạc Sơn, hiện Trung tâm đã đánh giá thực trạng sử dụng lao động tại địa phương, từ đó có kế hoạch mở lớp đào tạo nghề  đón đầu nhu cầu cũng đang là hướng đi mà huyện Lạc Sơn áp dụng. Với hình thức này, ưu điểm là đào tạo nghề theo địa chỉ, nhu cầu, đồng thời cũng vừa khuyến khích các DN, đơn vị mở rộng SX-KD.

 

Trong năm 2012, huyện đã phối hợp với các cấp, ngành mở lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, DN với một số nghề như: kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà, BVTV cho 60 lao động và 16 lớp nghề thuộc nhóm phi nông nghiệp cho 465 người với các nghề như mây tre đan, sửa chữa máy SX, may công nghiệp... Qua các lớp đào tạo nghề, nhiều lao động đã vận dụng kiến thức, kỹ năng vào SX, nâng cao sản lượng, năng suất lao động, nhờ đó, số lao động duy trì được nghề học đạt trên 80% tuy quy mô còn nhỏ lẻ.

 

Cùng với đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ, huyện cũng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm đối với nhóm đối tượng đã theo học các nghề phi nông nghiệp. Hàng năm, huyện phối hợp tổ chức sàn giao dịch việc làm ngay trên địa bàn huyện nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tổ chức rà soát, phân loại hộ nghèo để từ đó ưu tiên đầu tư vốn giải quyết việc làm, giúp các hộ đầu tư SX, XĐ-GN một cách bền vững. Nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu.

 

Nhờ những giải pháp hữu hiệu và sự vào cuộc của các cấp, ngành, trung bình mỗi năm, huyện đã đào tạo nghề cho khoảng 1.000 lao động, giải quyết việc làm cho từ 2.000 - 3.000 lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã vùng đặc biệt khó khăn, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm (tiêu chí mới) bình quân khoảng 3% năm.

 

 

                                                                         Đinh Hòa

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục