Đó là một thực trạng khá mâu thuẫn nhưng phổ biến của sinh viên hiện nay. Họ tốt nghiệp với bằng cấp khá giỏi, nhưng kĩ năng mềm và kiến thức chuyên ngành chưa được đầu tư kĩ đã khiến họ thiếu tự tin và thậm chí sợ hãi khi phải làm việc…đúng chuyên ngành của mình.

 

Tự nghỉ việc vì… xấu hổ

Hoài Bảo (22 tuổi, sinh viên ngành Công nghệ thông tin) được người quen giới thiệu một công việc khá ổn với mức lương hậu hĩnh. Công việc chỉ là quản trị một hệ thống mạng nội bộ trong công ti, thi thoảng phải gõ code và sửa lỗi web. Ai cũng nghĩ rằng, với tấm bằng cử nhân loại khá, ắt hẳn việc này với Bảo vô cùng dễ dàng. Không ai biết được sự thật là Bảo bị mất căn bản về code ngay từ năm 2, việc lập trình với anh chàng vô cùng khó khăn. Còn web bị những lỗi cơ bản, Bảo đều lúng túng và nhờ những người bạn của mình “cứu nguy” giùm. Công việc ngày một áp lực và đòi hỏi chuyên môn cao. Biết không thể giấu được nữa, Bảo xin nghỉ làm và tìm một công việc trái ngành để che giấu sự yếu kém của mình.

Vân Anh (21 tuổi, sinh viên khoa báo chí) từng đậu đại học với số điểm khá cao, bảng điểm đẹp, nhưng khi chuẩn bị thực tập cho một tờ tạp chí thì cô nàng lúng túng hẳn. “Có ai nghĩ được rằng một cô nàng từng đạt giải 3 học sinh giỏi Văn thành phố, lập luận luôn sắc sảo nhạy bén và làm thơ hay lại thất bại thảm hại khi thực tập chính thức. Ai cũng ngạc nhiên trước quyết định này, nhưng mình không còn cách nào khác. Chuyên môn của mình không đủ để đi làm” - Vân Anh nói.

Dư thành tích, thiếu kinh nghiệm

Bảo chia sẻ: “Suốt những năm ngồi trên giảng đường, mình ít khi vận động đầu óc. Bằng một sự may mắn kì diệu, mình qua được các môn chuyên ngành dễ dàng và tốt nghiệp, trong khi mình chẳng nắm vững những khái niệm cơ bản về lập trình. Rất nhiều đứa cũng lâm vào tình trạng như mình. Có đứa làm trái ngành, có đứa thi lại đại học, có đứa quyết tâm…học lại bên ngoài để dễ dàng tìm việc. Khi còn là sinh viên mình nghĩ cuộc sống quá đơn giản nên lười biếng. Đến giờ mới thấy, bằng cấp không là tất cả”

Minh Trang (sinh viên năm cuối ngành ngữ văn Pháp, trường ĐH KHXH & NV) sẽ tốt nghiệp trong vài tháng tới, nhưng Trang cho biết sau khi tốt nghiệp sẽ dành thời gian để…nghỉ ngơi và đi du lịch. “Mình rất thành thạo tiếng Pháp và đã thử nộp đơn vào nhiều công ti. Nhưng kĩ năng mềm của mình quá yếu, mình không được tự tin và không biết cách xử lí những tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra. Việc này khiến mình chán nản một thời gian dài”.

“Thực tế, theo một cuộc khảo sát nhỏ mà bọn mình từng thực hiện, những người dễ thành công nhất đa phần là những người “vừa học vừa làm” khi còn đang trên giảng đường, nhóm dễ thành công thứ hai là những bạn “làm xong mới đi học”, và những bạn “học xong mới đi làm” là những bạn thiếu kĩ năng và khó nắm bắt cơ hội nhất” - Mai Trang (sinh viên ngành tâm lý học trường ĐH KHXH & NV) cho biết.

Do đâu?

Phần lớn sinh viên hiện nay vẫn chưa thật sự năng động và thiếu tinh thần cầu tiến. Họ bước vào đại học với bao hi vọng và ước mơ. Nhưng họ chẳng bao giờ nắm bắt cơ hội đến với mình. Một lí do khác khiến nhiều sinh viên “có tiếng mà không có miếng” là do bệnh quan trọng thành tích, bằng cấp đã in sâu vào tư tưởng họ, nên học chỉ vì điểm số chứ không vì đam mê.

Nhiều sinh viên thích đổ lỗi cho… trường đại học của mình. Họ cho rằng chính sự dễ dãi của trường đã khiến họ thụt lùi. Nhưng tại sao vẫn có rất nhiều bạn chỉ có bằng cao đẳng, thậm chí trung cấp, nhưng dễ dàng tìm được việc? Hơn nhau ở kĩ năng mềm và trình độ chuyên môn. Nhiều bạn học ở trường đại học tốt, ngành thời thượng, nhưng khi ra trường vẫn… không dám xin việc làm vì khả năng của họ chưa thật sự xứng đáng với bằng cấp họ có.
 
 
                                                                     Theo Dantri
 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục