HBĐT) - Bước vào lớp 1 là thời điểm quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, từ giai đoạn chuyển tiếp giữa vui chơi là chính, giờ đây trẻ phải tập trung học tập. Trước đây, trẻ được tự do vui chơi, ca hát, giờ phải nghiêm túc vào khuôn khổ theo từng tiết học. Sự thay đổi này dễ tác động đến tâm lý, nếu gia đình không có sự chuẩn bị chu đáo dễ làm trẻ có cảm giác chán nản hoặc lo sợ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tiếp cận kiến thức sau này.

 

Hầu hết các phụ huynh đều có chung nỗi băn khoăn là không biết có nên cho trẻ đi học thêm trước khi vào lớp 1? Dù có nhiều người không ủng hộ việc cho con học thêm trước khi vào lớp 1 nhưng cũng ít người thực hiện ngược lại điều này. Là một phụ huynh có con bắt đầu vào lớp 1 của trường tiểu học Hữu Nghị (TPHB), chị Nguyễn Thị Tâm cho biết: Trước khi con vào lớp 1, gia đình có ý định sẽ để cháu vui chơi, thư giãn trước khi bước vào giai đoạn học tập. Nhưng khi tham khảo ý kiến của bạn bè, thấy gia đình nào cũng đưa con đi học thêm nên thay vì để cháu vui chơi, anh chị lại đưa cháu đến các lớp tập tô, tập viết vì sợ nếu không làm như vậy cháu vào lớp 1 sẽ không theo kịp các bạn trong lớp.

 

Tuy nhiên, theo ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị Khiếu (trường tiểu học Sông Đà -TPHB) - người có nhiều năm kinh nghiệm dạy tại trường chuẩn quốc gia: ở bậc tiểu học trẻ đã nhận biết được bảng chữ cái, biết cách sử dụng bút, biết viết các nét chữ cơ bản nên trẻ không cần phải đi học thêm. Dưới 6 tuổi, khả năng phối hợp giữa mắt và tay của trẻ chưa nhịp nhàng nhanh nhẹn, nếu để trẻ viết trên giấy ô ly sớm sẽ làm trẻ dễ mắc các bệnh học đường. Chính vì thế, Bộ GD & ĐT đã quy định trẻ đúng 6 tuổi mới vào lớp 1.

 

Khi bước vào lớp 1, hơn ai hết, cha mẹ là người phải quan tâm con em mình nhiều hơn. Phải dành thời gian giúp đỡ, kèm cặp các em, không chỉ trông chờ vào giáo viên ở trường. Các em đang ở tuổi ăn, tuổi chơi, chưa từng phải soạn sách, học bài trước khi đến lớp nên cần phải giúp đỡ để các em dần thích nghi với chế độ sinh hoạt mới. Đồng thời, để giảm bớt căng thẳng cho trẻ cần dạy học theo phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”. Chia sẻ kinh nghiệm dạy con, chị Bùi Hà Giang (phường Tân Thịnh - TPHB) cho biết: Đối với môn toán, kiến thức chủ yếu học cộng, trừ trong phạm vi 10 nên khi chơi với cháu mỗi đồ vật trong nhà chị đều chơi đố cộng, trừ nên cháu tỏ ra rất hào hứng. Đối với môn tự nhiên xã hội hay đạo đức, chị dạy cháu bằng các công việc hàng ngày như đánh răng rửa mặt, chào hỏi khi khách đến nhà, khi chơi với các bạn, từ đó đã giúp cháu nhận biết được về vệ sinh cá nhân, khái niệm về giao tiếp theo chương trình học. Bằng những phương pháp phù hợp, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường học tập mới.

 

 

                                                 Hồng Nhung

 

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục