Dù vừa đưa ra lấy ý kiến nhưng dự thảo mới về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT đã khiến nhiều trường trung cấp đứng ngồi không yên

 

Nếu dự thảo được ban hành, các trường trung cấp (TC) chỉ còn nước… chết vì không có thí sinh theo học. Tuy nhiên, đó là chủ trương, quan điểm của Bộ GD-ĐT và nhiều trường ĐH muốn siết chặt việc đào tạo liên thông để nâng cao chất lượng đào tạo.

Dễ đóng cửa trường

Lãnh đạo một trường TC tại Hà Nội không giấu giếm: Một trong những lý do quan trọng khiến trường này mấy năm nay vẫn tuyển tạm đủ thí sinh chính là chính sách được liên thông để lấy bằng CĐ, ĐH ngay khi tốt nghiệp. Nay, trước các quy định về siết đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT đưa ra, không phải chỉ trường ông mà rất nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) khác sẽ đi vào ngõ cụt và hệ quả là nhanh chóng phải đóng cửa vì không có thí sinh.
 
Đề xuất của Bộ GD-ĐT trong dự thảo về liên thông mới là khi liên thông từ trình độ TC nghề, TCCN lên trình độ ĐH, thí sinh phải dự thi tuyển 2 môn văn hóa theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và một môn cơ sở ngành.
Lớp học liên thông tại ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

 
Nếu liên thông từ trình độ TC nghề, TCCN lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và 2 môn cơ sở ngành. Tổng điểm 3 môn tối thiểu phải đạt từ 15 điểm trở lên.
 
Nguyễn Phương Linh, học sinh Trường TC Công nghệ Hà Nội, cho biết: Vì học lực trung bình nên Linh chọn đường vòng là học TC, dự kiến sau này sẽ thi liên thông lên ĐH. Tuy nhiên, dự thảo này đã đóng chặt cánh cửa vào ĐH của Linh vì học sinh này chắc chắn không đủ trình độ để thi kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy.
 
Một chuyên gia tuyển sinh nhận định: Quy định này “chặn” đường vào ĐH của học sinh TCCN và TC nghề bởi đầu vào của hệ TC rất thấp, phần lớn hiện nay các trường chỉ xét tuyển; đó là chưa kể đến ngoài học sinh tốt nghiệp THPT còn tuyển cả học sinh tốt nghiệp lớp 9, học sinh học giữa chừng các lớp 10, 11, 12. Với trình độ như vậy, làm sao học sinh TC có thể thi đầu vào như ở kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy. Bên cạnh đó, sau 2-3 năm học TC thì kiến thức ở phổ thông đã rơi rụng gần hết.

Quá dễ dãi để liên thông

Lãnh đạo một trường ĐH cho rằng thi liên thông như hiện nay quá dễ dãi. Học TC đã dễ, thi liên thông cũng dễ, rồi quá trình học liên thông cũng cẩu thả hơn so với chính quy, thế mà bằng cấp lại tương đương chính quy. Như thế là không công bằng vì giỏi - kém cũng như nhau, ai cũng có được bằng ĐH, là phổ cập ĐH.
 
Theo ông Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, quan điểm của ông là đầu vào kém thì không nên học ĐH. “Xã hội đòi hỏi đào tạo phải có chất lượng thì phải chấp nhận thực tế này. Muốn có bằng ĐH nhưng bản thân không bảo đảm chất lượng thì đừng có mơ. Nên chấp nhận thực tế chứ không phải đổ xô tìm mọi cách để có tấm bằng ĐH. Phải phân luồng rõ ràng, người nào giỏi làm thầy, người nào không giỏi thì làm thợ” - ông Chi nhấn mạnh.

Thế nhưng, ông Nguyễn Thanh Chương, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH GTVT, lại cho rằng chỉ nên thi tuyển bằng môn chuyên môn chứ không nhất thiết là môn văn hóa. “Mất 3 năm học CĐ mà học xong lại phải thi đầu vào bằng các môn văn hóa như tuyển sinh chính quy vào thì thà ở nhà ôn tập sang năm thi lại ĐH cho đỡ lãng phí” - ông Chương nói. Cũng theo ông Chương, vấn đề ở đây chính là không tin tưởng quá trình đào tạo, vì vậy phải siết đầu ra TC, chuẩn đầu ra mới là quan trọng. Trên thực tế, siết chỉ tiêu, siết đầu ra cũng là một cách để nâng cao chất lượng chứ không phải chỉ là siết đầu vào rồi quá trình đào tạo bỏ ngỏ.

Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, cũng chung quan điểm: Sinh viên phải có trình độ nhất định mới học tốt nhưng không nhất thiết phải thi chung với hệ chính quy, chỉ cần đề thi đó được lấy từ ngân hàng đề của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là được.

 

                                                                 Theo Báo NLĐ

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục