Giáo dục phổ thông, mầm non, dạy nghề là những vấn đề cần phải được bàn rốt ráo sau khi đã đưa ra được luật Giáo dục đại học - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Giáo dục phổ thông, mầm non, dạy nghề là những vấn đề cần phải được bàn rốt ráo sau khi đã đưa ra được luật Giáo dục đại học - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng vừa qua đã quyết định chưa ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo.

 

Lý giải nguyên nhân, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH), cho rằng: “Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mang tính chất chiến lược nhưng đồng thời cũng hết sức cấp bách, đã được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng. Thế nhưng, Hội nghị T.Ư 6 vừa qua sau khi xem xét, thấy rằng sự chuẩn bị chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Chính vì vậy, Trung ương quyết định tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 khóa 8, đồng thời bước đầu tiến hành một số giải pháp cụ thể trước mắt nhưng phải tiếp tục chuẩn bị kỹ hơn để đến khi đáp ứng được các yêu cầu thì sẽ ra nghị quyết”. 

 

Chưa giải quyết những vấn đề cốt lõi

Tiếp cận với dự thảo Đề án trình hội nghị T.Ư vừa qua, cá nhân ông thấy những yêu cầu chưa đáp ứng được là gì?

Đề án đổi mới giáo dục: Thiếu nội dung xứng tầm
Ông Đào Trọng Thi

Theo cá nhân tôi, thực ra việc chuẩn bị cũng rất công phu, đầu tư nhiều công sức. Tuy nhiên, cái mà tôi cho là thiếu, đó là nó chưa có những điểm mới xứng tầm được gọi là “căn bản”, “toàn diện” của GD-ĐT. Tất cả những gì được nêu trong đề án đó đều là những cái mà Nghị quyết T.Ư 2, khóa 8 cách đây 16 năm đã đề cập và nhiều cái chúng ta cũng đang làm.

Vậy theo ông, việc chưa ban hành nghị quyết có ảnh hưởng gì đến tiến độ đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT hay không?

Việc đổi mới căn bản toàn diện là một quá trình lâu dài; không phải là một việc làm trong một thời gian ngắn, trong một thời điểm là xong. Bởi vậy, những gì chúng ta đã làm, đang làm và sẽ làm cũng nhằm để chuẩn bị cho việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đó.

Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục không phải là một “phép thuật” nào đó mà khi chúng ta ban hành nghị quyết là xong. Nghị quyết chưa ra được thì ngành GD-ĐT lại càng phải chuẩn bị tốt hơn, quá trình chuẩn bị đó cũng là để thực hiện quá trình đổi mới. Nếu cứ ngồi chờ đến khi có nghị quyết mới chuẩn bị đổi mới là một sai lầm rất lớn.

Tôi lấy ví dụ, luật Giáo dục đại học được QH thông qua mới đây cũng là một bước chuẩn bị cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở bậc đại học. Khi chuẩn bị ban hành luật này, cũng có ý kiến cho rằng nên chờ nghị quyết thông qua mới làm, nhưng tôi đã bảo lưu quan điểm rằng chúng ta cứ nên chuẩn bị làm để ban hành trước, bởi khi làm như vậy là chúng ta đã chủ động một phần trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Còn một loạt vấn đề khác phải làm như giáo dục phổ thông, mầm non, dạy nghề, những vấn đề khác thì sao? Tất cả đều phải chuẩn bị, phải làm dần chứ không thể có chuyện chỉ khi nghị quyết ra thì tất cả mới cùng khởi động.

Đương nhiên, rõ ràng không thể nói nghị quyết chậm được ban hành thì không ảnh hưởng gì. Nghị quyết không ra được có nghĩa là những vấn đề cốt lõi nhất chúng ta chưa giải quyết được.

Luẩn quẩn vì không xác định được phương hướng

Một số ý kiến cho rằng, GD-ĐT của chúng ta đang“lạc lối”, nếu không nhìn nhận đúng vấn đề này thì không thể đưa ra giải pháp đổi mới đúng hướng. Ông có suy nghĩ gì về nhận định này?

Tôi cũng không bình luận về việc này vì chưa xác định được nhận xét ấy xác thực với thực tiễn như thế nào. Chỉ có điều, đúng là đề án vừa qua chưa xác định được những vấn đề cần phải đổi mới căn bản toàn diện là gì.

Có thể chúng ta không lạc lối nhưng chúng ta cứ luẩn quẩn ở một chỗ vì không xác định được phải đi theo hướng nào. Việc quyết định chưa ban hành nghị quyết để chuẩn bị lại tốt hơn đã thể hiện thái độ của Hội nghị T.Ư Đảng trong vấn đề này. Tuy nhiên, Hội nghị T.Ư cũng đã tạo tiền đề cho việc chuẩn bị đổi mới bằng một kết luận về đổi mới căn bản toàn diện, chứ  không bỏ qua vấn đề này. Kết luận đã bước đầu định hướng và giao nhiệm vụ cho cơ quan có trách nhiệm tiến hành một cách khẩn trương và có trách nhiệm hơn.

 

                                                          Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục