Khách hàng đến giao dịch vay vốn chương trình HSSV tại điểm giao dịch phường Hữu Nghị (TPHB).

Khách hàng đến giao dịch vay vốn chương trình HSSV tại điểm giao dịch phường Hữu Nghị (TPHB).

(HBĐT) - Tổ dân phố 2A, phường Tân Thịnh, (TPHB) có 230 hộ dân với 890 nhân khẩu. Phần lớn các hộ đều là công nhân xây dựng nhà máy thuỷ điện sông Đà về nghỉ chế độ 176, đa số sống ở các khu nhà tập thể của công nhân, không có đất canh tác, không có nghề nghiệp ổn định, bà con chủ yếu sống bằng nghề buôn bán nhỏ, lao động thủ công.

 

Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng bù lại, tổ 2A có phong trào hiếu học, các hộ dân rất có ý thức chăm lo cho con em mình học hành đến nơi, đến chốn, có nhiều em đỗ đạt tại các trường đại học có uy tín. Tuy nhiên, việc cho con đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề là cả một gánh nặng đối với họ. Gia đình chị Phạm Thị Hà là diện hộ nghèo của tổ. Trước đây, chị làm ở cửa hàng thực phẩm Sông Đà nhưng vì không có việc, chị phải nghỉ chế độ 176 từ năm 1993, cả gia đình 5 khẩu chỉ trông chờ vào 1 suất lương thợ điện của chồng. Nhưng nghiệt ngã thay, năm 1999, chồng chị bị bệnh hiểm nghèo không qua khỏi. Chồng mất sớm, mọi việc gia đình, nuôi 3 con ăn học đặt lên đôi vai gầy yếu của chị và càng trở nên khó khăn hơn theo từng bậc học của chúng. Khi các cháu lần lượt thi đỗ vào đại học, cao đẳng chuyên nghiệp cũng là lúc chị thấy gia cảnh quá túng thiếu, chị đã xoay đủ mọi việc để kiếm tiền từ buôn bán thực phẩm tại chợ Tân Thịnh, gói bánh chưng luộc rồi đạp xe đi bán bánh khắp các con ngõ vào các ngày rằm, mùng một nhưng thu nhập cũng chẳng thấm vào đâu. Chị Hà tâm sự: “Nhiều lúc cực lắm nhưng nghĩ đến tương lai các con thì tôi lại cố gắng. Đã có lúc tôi gọi người đến xem, định giá và định bán căn hộ cấp 4 đang ở để thuê hoặc mua một căn nhà rẻ hơn lấy tiền cho các cháu đi học. Các chị phụ nữ động viên tôi vay vốn ngân hàng để nuôi con ăn học chứ giờ bỏ dở, tương lai các cháu lại mờ mịt. Ngoài món vay vốn ưu đãi hộ nghèo theo tiêu chí, tôi còn được vay vốn HSSV, không phải bán nhà mà vẫn lo được cho 3 con đi học. Dư nợ của tôi trên 80 triệu đồng. Đến nay, các cháu đã học xong, 2 cháu đã xin được việc làm hàng tháng đều có trách nhiệm trả nợ đỡ đần mẹ, còn cháu út đang chờ xin việc. Có những lúc tôi ốm đau, các thành viên trong tổ đã giúp tôi trả lãi suất đầy đủ, không để nợ đọng”.

 

Chị Nguyễn Thị Bích Chàn, tổ trưởng tổ TK&VV tổ 2A, phường Tân Thịnh, cho biết: Tổ có 37 hộ viên với dư nợ đạt 750 triệu đồng, thực hiện 3 chương trình tín dụng, trong đó, dư nợ chương trình HSSV cao nhất đạt 675 triệu đồng với 28 hộ vay. Từ khi Chính phủ có chính sách vay vốn HSSV đã chắp cánh cho biết bao ước mơ của các bậc cha mẹ có hoàn cảnh éo le, làm vơi bớt gánh nặng để con em họ có cơ hội được học tập, tìm cơ hội để thay đổi cuộc sống.

 

Trong 5 năm 2007-2012, tổng dư nợ chương trình tín dụng HSSV trên địa bàn TP Hoà Bình 46.547 triệu đồng với 2.940 HSSV được vay vốn, tương ứng với 2.589 hộ đang còn dư nợ. Trong đó, cơ cấu cho vay theo đối tượng hộ nghèo dư nợ 1.334 triệu đồng với 99 hộ vay vốn; đối tượng hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo dư nợ 23.057 triệu đồng với 1.270 hộ vay vốn, chiếm 49,05% tổng số hộ đang vay vốn; đối tượng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính dư nợ 22.987 triệu đồng với 1.218 hộ vay vốn, chiếm 47,05% tổng số hộ đang vay vốn; đối tượng HSSV thuộc diện mồ côi, lao động nông thôn học nghề, bộ đội xuất ngũ học nghề dư nợ 18 triệu đồng với 2 HSSV vay vốn. Cơ cấu cho vay theo trình độ đào tạo gồm Sinh viên học đại học dư nợ 28.489 triệu đồng, với 1.641 HSSV dư nợ, chiếm 55,82% tổng số HSSV vay vốn của chương trình; sinh viên học cao đẳng dư nợ 12.267 triệu đồng với 810 HSSV dư nợ; HSSV học trung cấp dư nợ  5.743 triệu đồng với 480 HSSV dư nợ; HSSV học nghề dư nợ là 48 triệu đồng, với 9 HSSV vay. Cùng với cho vay, công tác thu hồi nợ đến hạn tạo nguồn vốn cho vay quay vòng cho thế hệ HSSV tiếp theo đạt kết quả tốt, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chiếm 0,39%/tổng dư nợ chương trình. 4 tổ chức, đoàn thể đã làm tốt trách nhiệm trong việc xác nhận, lựa chọn đúng đối tượng cho vay, hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích và động viên các gia đình trả vốn, lãi đúng hạn quy định.

 

Hiện, Chi nhánh NHCSXH tỉnh có mạng lưới điểm giao dịch tại 15/15 phường, xã trên địa bàn thành phố với mạng lưới trên 200 tổ TK&VV phủ kín các tổ dân phố và các thôn, xóm nên thuận lợi cho công tác tuyên tuyền, truyền tải nguồn vốn nhanh chóng xuống cơ sở. Quá trình cho vay có sự tham gia, kiểm tra giám sát của chính quyền các cấp và người dân, đối tượng cho vay được bình xét từ Tổ TK&VV nên nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

 

Với những kết quả qua 5 năm thực hiện đã khẳng định chương trình tín dụng HSSV là chương trình có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao từ tạo lập, quản lý, phân bổ vốn đến việc cho vay, kiểm tra giám sát, sử dụng vốn vay, trả nợ khi đến hạn. Chương trình đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong xóa đói - giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

 

 

                                              Đinh Thắng

 

Các tin khác

Một giờ học của cô và trò lớp 5 tuổi trường MN Cửu Long (thị trấn Lương Sơn), một trong những trường MN đạt chuẩn quốc gia của huyện Lương Sơn.
TTHTCĐ xã Kim Tiến (Kim Bôi) phối hợp với cơ sở may Lan Anh đưa nghề may túi xách siêu thị về xã, tạo việc làm cho gần 30 lao động trên địa bàn với thu nhập từ 2,4 - 3 triệu đồng/người/tháng.
BCĐ PCGD huyện và xã Hang Kia ký biên bản xác nhận các tiêu chuẩn xã đã hoàn thành PCGD THCS.
Ảnh minh họa. (Phạm Mai/Vietnam+)

Đoàn Hoà Bình đoạt giải ba hội thi giáo viên dạy giỏi do Bộ GD&ĐT tổ chức

(HBĐT) - Vừa qua, tại Lạng Sơn, ngành GD&ĐT tỉnh ta đã tham gia Hội thi dạy giỏi tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả môn vật lý và địa lý cấp THCS năm 2012, do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Cao Phong nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 xã, thị trấn với 23.300 người trong độ tuổi lao động. Hiện nay, phần lớn dân số huyện sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, ngành của huyện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào xóa đói- giảm nghèo ở địa phương. Tuy vậy, chất lượng công tác đào tạo nghề đạt được vẫn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng phát triển KT- XH của địa phương.

Mở 32 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Năm 2012, Trung tâm GTVL tỉnh đã mở được 32 lớp đào đạo nghề ngắn hạn cho 1.005 lao động nông thôn. Các nghề đào đạo được lựa chọn phù hợp với từng nhóm đối tượng ở mỗi địa phương gồm 7 nghề: may công nghiêp, sửa chữa xe máy, trồng nấm, nuôi thủy sản, chổi chít, sửa chữa máy nông nghiệp, dệt thổ cẩm. Trong đó có 26 lớp dạy nghề thường xuyên cho 740 học viên, 3 lớp đào tạo theo Đề án 1956 của Chính phủ với 72 học viên, 3 lớp đào tạo tiếng Hàn Quốc cho 193 học viên.

Công đoàn trường PTDTNT tỉnh: Điểm sáng trong hoạt động công đoàn cơ sở

(HBĐT) - Công đoàn trường PTDTNT tỉnh trực thuộc Công đoàn Giáo dục tỉnh hiện có 96 cán bộ, CNVC-LĐ, trong đó nữ chiếm trên 60%. Để xây dựng CĐCS vững mạnh, công đoàn nhà trường luôn chú trọng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ CNVC-LĐ, không ngừng xây dựng, giáo dục, rèn luyện đội ngũ CNVC-LĐ có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí kiên định, vững vàng, yêu ngành, yêu nghề và yên tâm công tác. BCH Công đoàn và Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên phối hợp để tranh thủ và nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự lãnh đạo của Công đoàn ngành Giáo dục và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn thành phố xây dựng chương trình công tác, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

Truyền dạy nghề dệt truyền thống và đan lát tại xóm Ải

(HBĐT) - Vừa qua, Sở VH-TT&DL đã mở 2 lớp dệt truyền thống và đan lát tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Kim Bôi: Đào tạo nghề cho trên 200 lao động nông thôn

(HBĐT) - Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, năm 2012, huyện Kim Bôi đã tổ chức được 6 lớp đào tạo nghề cho trên 200 lao động nông thôn. Các nghề được đào tạo chủ yếu là may công nghiệp, làm chổi chít, dệt thổ cẩm. Sau khi được đào tạo đã có trên 70% lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục