HTX thổ cẩm truyền thống xã Chiềng Châu, Mai Châu tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 30 lao động.
(HBĐT) - Xác định dạy nghề, giải quyết việc làm hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Mai Châu đã phối hợp với nhiều ngành và có nhiều hình thức hỗ trợ nông dân như: chủ động liên kết với các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất để tổ chức dạy nghề và cung ứng lao động, tín chấp với ngân hàng vay vốn, bảo lãnh mua giống, cung ứng vật tư phân bón trả chậm, hỗ trợ thành lập các tổ nhóm hộ theo hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn trên địa bàn theo phương thức vừa học, vừa làm nghề.
Hội quan tâm tạo thêm các nguồn vốn giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh. đến nay, đã có trên 200 lượt hộ nông dân được vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân. Hội nông dân nhận uỷ thác, quản lý các nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH với dư nợ đạt 37.290 triệu đồng giúp cho 2.489 hộ vay, kiện toàn tổ vay vốn tín dụng theo Nghị định 41 của Chính phủ bước vào hoạt động tốt với tổng số dư nợ 27 tỷ 484 triệu đồng, giúp cho 1.082 hộ vay. Vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm do Hội quản lý 126 triệu đồng giúp cho tổ nhóm chăn nuôi gồm 7 hộ vay. Theo đánh giá, các nguồn vốn trên đều sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Hội đã chủ động phối hợp với Phòng NN-PTNT, Trạm KN-KL, Trung tâm học tập cộng đồng, các dự án tại huyện tổ chức 250 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT cho gần 3.000 lượt hội viên nông dân, tham gia xây dựng nhiều mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ KH-KT về cây trồng, vật nuôi. Đồng thời phối hợp với đơn vị cung cấp cung ứng vật tư, phân bón trả chậm được gần 800 tấn cho nông dân 12 xã trên địa bàn huyện, tư vấn hỗ trợ nông dân mua 31 máy cày phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Hội trực tiếp và phối hợp dạy nghề ngắn hạn 40 lớp cho hơn 1.200 lượt hội viên nông dân với các nghề: may thổ cẩm trên máy may công nghiệp, thêu dệt thổ cẩm, mây - tre đan, tăm mành, chế biến nông - lâm sản và phối hợp với các công ty, xí nghiệp tư vấn việc làm cho hàng trăm lượt người là con em, cán bộ hội viên nông dân.
Về xây dựng tổ nhóm theo hình thức hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện Hội đang phối hợp và hỗ trợ, hướng dẫn HTX thổ cẩm truyền thống xã Chiềng Châu, tổ nhóm sản xuất thổ cẩm xã Nà Phòn, xã Pà Cò... sản xuất có hiệu quả. Phối hợp với Công ty cổ phần sở hữu công nghiệp Investip, Sở Khoa học và Công nghệ đẩy nhanh quá trình xây dựng nhãn hiệu thổ cẩm Mai Châu do Hội là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể thổ cẩm Mai Châu. Bên cạnh đó, Hội còn nhận giúp đỡ tổ hợp tác “Tự lực” sản xuất gạch không nung xã Mai Hạ gồm 18 thành viên là những người không may mắc nghiện và nhiễm HIV…
Với công tác dạy nghề, trong những năm qua, Hội đã giải quyết được thêm việc làm cho hàng nghìn nông dân. Nhìn chung số nông dân sau học nghề đã tự tạo thêm việc làm, nhiều người đã mở rộng SX-KD, sử dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động thực tiễn và trở thành hộ nông dân SX-KD giỏi. Có được kết quả trên Hội đã tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề, tìm hiểu nguyện vọng, tư vấn việc làm, đồng thời tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên nông dân về các chính sách hỗ trợ học nghề, lợi ích của việc học nghề, chính vì thế đã tạo được niềm tin cho hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng kiến thức để mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 11/7/2007, Huyện ủy Lương Sơn ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU về “Phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2007-2015”. Triển khai Nghị quyết, huyện đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển. Đến nay, sau 5 năm thực hiện, giáo dục huyện Lương Sơn đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương.
(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, huyện Lạc Thuỷ có 26 dự án đang được triển khai. Trong đó, chủ yếu là các dự án về công nghiệp, du lịch… Đây là thuận lợi trong phát triển KT- XH cho huyện, song cũng là thách thức lớn khi nhiều diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi làm nhà máy, công xưởng, theo đó, nhiều lao động nông thôn mất việc làm. Trước thực trạng trên, huyện Lạc Thuỷ đã đề ra nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.
(HBĐT) - Ngày 14/1/2013, Sở GD&ĐT đã có Quyết định số 112 về việc chọn năm 2013, 2014 là “Năm giáo dục vùng khó khăn” tỉnh. Đồng thời, Sở cũng có nhiều văn bản định hướng việc triển khai kế hoạch, có sự phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc cùng các đơn vị trực thuộc. Nhân dịp này, PV Báo Hoà Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng ban chỉ đạo “Năm giáo dục vùng khó khăn” tỉnh...
(HBĐT) - Năm học 2012-2013, thầy và trò trường THCS Yên Lạc (Yên Thuỷ) có niềm vui lớn khi nhà trường được đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia của UBND tỉnh. Đây là sự ghi nhận cho quá trình nỗ lực, cố gắng nhiều năm liền của nhà trường trong các cuộc vận động, phong trào thi đua do ngành phát động. Trong đó, trường đã tạo được ấn tượng tốt trong phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” trở thành điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của huyện.
(HBĐT) - Vừa qua, Công an tỉnh tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ cho lực lượng cảnh sát giao thông.
(HBĐT) - Sáng 26/3, tại trường PT dân tộc nội trú Cao Phong, Sở GD&ĐT, Ban chỉ đạo “Năm giáo dục vùng khó khăn” đã tổ chức hội nghị biểu dương học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. 182 học sinh tiểu học, THCS thuộc 11 phòng GD&ĐT huyện và các trường DTNT huyện, liên xã đã về dự.