Công đoàn trường tiểu học Kim Đồng (TPHB) thường xuyên phối hợp tốt với tổ chuyên môn, dự giờ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”.

Công đoàn trường tiểu học Kim Đồng (TPHB) thường xuyên phối hợp tốt với tổ chuyên môn, dự giờ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”.

(HBĐT) - Phong trào thi đua “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” xuất phát từ phong trào “giỏi việc nước - đảm việc nhà” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động từ năm 1989. Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” đã được nữ CBVC-LĐ toàn ngành GD-ĐT tích cực hưởng ứng; khẳng định sự đóng góp to lớn của nữ cán bộ, nhà giáo và lao động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành nói riêng, góp phần vào sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

 

Với đặc thù riêng, nữ CB-GV ngành GD-ĐT chiếm tỷ lệ khá lớn, nhiều chị em nuôi con nhỏ, một số giáo viên ngoài biên chế, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, không ít chị em phải dạy học xa nhà, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu nhưng nữ CB-GV luôn khắc phục khó khăn, yên tâm công tác, nêu cao tinh thần trách nhiệm vừa làm tốt vai trò người phụ nữ trong gia đình, vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia công tác xã hội...

 

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BCH công đoàn các cấp, nữ cán bộ, nhà giáo và lao động ngành GD-ĐT có vai trò quan trọng trong đào tạo thế hệ trẻ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đội ngũ cán bộ các ngành học, bậc học đang dần ổn định cả về số lượng, chất lượng; tỷ lệ nữ tham gia quản lý trong các đơn vị trường học và số nữ giáo viên đạt chuẩn, vượt chuẩn ngày càng cao (92,6% GDMN, 100%  GD tiểu học trình độ chuẩn trở lên).

 

Phát huy truyền thống yêu nước, cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo của người phụ nữ Việt Nam, Công đoàn ngành GD đã vận động nữ CBVC-LĐ sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá; không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; động viên chị em tham gia nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm; thi giáo viên giỏi các cấp; quan tâm đến thực hiện bình đẳng giới trong công tác quản lý giáo dục và tham gia lãnh đạo trong các đơn vị trường học... Hiện nay, toàn ngành có 202 cán bộ, giáo viên đã hoàn thành chương trình thạc sĩ, 2 chị đang bảo vệ luận án tiến sĩ và hàng trăm chị em đang tiếp tục chương trình thạc sĩ; trong 3 năm (2010 - 2012) có 612 lượt chị em đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 9 chị được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú; 90% nữ cán bộ quản lý được học các lớp bồi dưỡng QLGD, QLNN…

 

Với sự nỗ lực không ngừng, các chị đã có nhiều công lao đóng góp cho thành tích chung của các đơn vị điển hình tiên tiến xuất sắc của ngành: trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, TTGDTX huyện Mai Châu, trường THCS Hữu Nghị - TPHB… Sự thành công của mỗi nhà giáo trong giảng dạy và công tác ngày càng nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong ngành và trong xã hội.

 

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của công đoàn các cấp, ban nữ công các đơn vị đã tổ chức các hoạt động: trao đổi chuyên đề giúp nhau làm kinh tế giỏi, trao đổi kiến thức nuôi dạy con, kiến thức CSSKSS, kinh nghiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình. Để phấn đấu đảm việc nhà, các chị luôn ý thức được trách nhiệm của người phụ nữ với gia đình và xã hội, luôn rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích cực học tập, nâng cao kiến thức về giới, gia đình, nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế.

 

Phong trào “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa. Với đức tính chịu thương, chịu khó, năng động, sáng tạo, cán bộ nữ ngành GD-ĐT đã tổ chức tốt cuộc sống gia đình theo tiêu chí ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Các chị thực sự là chỗ dựa vững chắc của mọi thành viên trong gia đình. Nhiều chị vừa là giáo viên giỏi, quản lý giỏi, vừa nuôi dạy con ngoan, học giỏi. Hàng năm, có trên 80% hộ nữ cán bộ đạt gia đình nhà giáo văn hóa; 85% chị em đạt giỏi việc trường - đảm việc nhà các cấp.

 

Bên cạnh đó, tinh thần tương thân, tương ái, dù trong điều kiện công tác và cuộc sống của bản thân còn gặp nhiều khó khăn nhưng nữ cán bộ, nhà giáo và lao động vẫn tích cực hưởng ứng các CVĐ hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, xa do Công đoàn ngành GD Việt Nam phát động. Hàng trăm triệu đồng được trao cho các nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hàng chục ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng chính là tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ mọi người của cán bộ nữ ngành GD-ĐT.

 

 

                                                                         Hồng Duyên

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục