Trường tiểu học Kim Bình (Kim Bôi) làm tốt việc quản lý, tổ chức bữa ăn trưa cho học sinh; không để sự cố đáng tiếc về VSATTP.

Trường tiểu học Kim Bình (Kim Bôi) làm tốt việc quản lý, tổ chức bữa ăn trưa cho học sinh; không để sự cố đáng tiếc về VSATTP.

(HBĐT) - Chương trình bảo đảm chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) là chương trình mục tiêu giáo dục của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thông qua việc hỗ trợ các trường tiểu học chuyển sang hệ thống học tập theo cơ chế dạy - học cả ngày.

 

Chương trình này trong giai đoạn 2010- 2015 được tỉnh ta triển khai từ tháng 6/2010. Sau nhiều nỗ lực, tỉnh ta đã cơ bản hướng tới mục tiêu chung đó là bước đầu cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học ở các trường vùng khó khăn; hỗ trợ các trường chuyển sang dạy và học cả ngày; tạo cơ hội học tập cho học sinh, tăng cường thời lượng học tập, góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em.

 

Năm học đầu tiên (2010-2011), chương trình đã đến 9 trường thuộc các huyện Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Tân Lạc và Kim Bôi. Đến năm học 2013-2014 đã có 100% trường tham gia chuyển sang mô hình dạy học cả ngày trong đó có 34 trường tham gia mô hình (30 tiết/tuần), 6 trường (35 tiết/tuần). Khó khăn đến từ nhiều phía, nhất là các trường còn bỡ ngỡ với mô hình dạy và học cả ngày. Trong quá trình thực hiện, tỉnh ta đã làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai các phần việc của chương trình. Sở GD&ĐT và các ngành tạo được sự phối hợp đồng bộ, ăn ý trong các bước tiến hành. Ngành và ban quản lý cấp huyện đã hướng các hoạt động tuyên truyền tới các cấp chính quyền, trường học và toàn dân trọng vùng được thụ hưởng chương trình. Nhằm đạt được kết quả cao nhất, công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được triển khai có chất lượng đã tập huấn được 74 mô-đun cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên các trường tham gia SEQAP và 3 mô-đun của chương trình cho 11 huyện, thành phố. Có thể nói, với sự quyết tâm, nỗ lực từ nhiều phía, sau 3 năm thực hiện chương trình đã đem lại hiệu quả toàn diện và rõ nét. Cụ thể như SEQAP Trung ương đã hỗ trợ kinh phí 15 tỷ đồng và đã xây dựng 14 phòng học, 15 nhà vệ sinh và 3 phòng đa năng (giải ngân được hơn 9 tỷ đồng).  Nhiều trường được cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất; 8 trường tham gia chương trình được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Điều mừng hơn là chương trình đã thúc đẩy sự tham gia, hỗ trợ của các ban, ngành, địa phương. Tỉnh ta cơ bản đã đạt và vượt các chỉ số cam kết với Bộ GD&ĐT; chương trình đã tác động lớn và có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đến năm 2013, tỷ lệ học sinh được học ít nhất 30 tiết/tuần trong tổng số học sinh các trường tham gia chương trình đã chiếm trên 93,2%; số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Có 99,8% học sinh lớp 5 đạt chuẩn về môn tiếng Việt (môn toán đạt 99,9%). Tỷ lệ học sinh lớp 5 đạt loại giỏi về môn tiếng Việt đều vượt. Các em học sinh dân tộc học lớp 5 đạt chuẩn về môn tiếng Việt đạt 98,5% (vượt 33,5% so với chỉ số đánh giá); tỷ lệ đạt chuẩn về môn toán đạt 92,7% (vượt 19,7%). Các trường tham gia chương trình không có học sinh bỏ học, học sinh đi học chuyên cần đạt 98%. 100% trường đều thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức bán trú cho học sinh được nâng tầm về chất.

 

Đến năm 2012-2013, tất cả các trường tham gia SEQAP vẫn duy trì việc ăn trưa, bán trú cho học sinh với tổng số 6.011 em, đạt 58,5% trên tổng số học sinh học cả ngày, vượt 18,5% so với kế hoạch). Các trường được cha mẹ tham gia hỗ trợ đạt tỷ lệ cao. Có thể nói, khi tham gia SEQAP các trường, các cấp chính quyền địa phương và người dân đều có thêm động lực để thực hiện đạt kết quả cao.

 

                                                              

                                                                            Văn Tưởng

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục