(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Kim Bôi đã chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đặc biệt, sau 3 năm thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010- 2013, Trung tâm Dạy nghề huyện Kim Bôi đã mở nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong năm 2011, huyện đã mở 11 lớp với sự tham gia của 305 học viên; năm 2012 mở 6 lớp, 181 học viên và theo kế hoạch năm 2013 mở 11 lớp với 324 học viên.

 

Đồng chí Phạm Văn Kha, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Kim Bôi cho biết: Từ nhận thức được tầm quan trọng học nghề của lao động nông thôn, hàng năm, huyện tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề cho người lao động nông thôn tại các xã, thị trấn. Từ đó xây dựng kế hoạch và chủ động chọn lựa nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn. Từ đầu năm đến nay, tiếp tục thực hiện Quyết định 1956/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã khảo sát nhu cầu học nghề thực tế tại các xã, thị trấn và có 944 người đăng ký tham gia. Trong đó bao gồm các nhóm nghề chính là chăn nuôi, mây - tre đan, sửa chữa máy nông nghiệp, nghề may và làm chổi chít xuất khẩu. Kết quả, đến thời điểm này, huyện đã khai giảng được 11 lớp theo kế hoạch gồm 4 lớp chăn nuôi lợn, gà với 120 học viên  tại các xã Kim Truy, Kim Bôi, Mỵ Hòa, Kim Tiến; 3 lớp may túi xách siêu thị, 84 học viên tại Kim Tiến, Đông Bắc, Trung Bì; 3 lớp chổi chít xuất khẩu, 90 học viên tại Cuối Hạ, Hạ Bì, Sào Báy; 1 lớp mây- tre đan xuất khẩu tại Kim Truy. Qua thực tế mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện cho thấy, lĩnh vực dạy nghề sản xuất TTCN, chăn nuôi gia súc, gia cầm có tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo cao hơn do người học nghề sau khi học nghề đã bổ sung, nâng cao kỹ năng và kiến thức, áp dụng KHKT vào thực tế các mô hình nông nghiệp sẵn có của gia đình. Cụ thể như mô hình nuôi lợn ở xóm Bôi Câu (xã Kim Bôi), Bo (xã Kim Bình). Riêng số lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp như may túi sách hàng siêu thị, làm chổi chít xuất khẩu, tỷ lệ có việc làm sau tạo chiếm từ 70-80%. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Bo, xã Đông Bắc có các doanh nghiệp, xưởng sản xuất giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo với mức lương trung bình từ 2-3 triệu đồng/tháng.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Phạm Văn Kha, hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn còn gặp một số khó khăn như: Là huyện địa bàn rộng, ngành nghề được đào tạo chủ yếu theo hình thức vừa học, vừa làm, điều kiện đi lại khó khăn cho việc mở lớp. Kinh phí dành cho công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thức tế của các lớp học. Bên cạnh đó, do công tác tuyên truyền chưa đồng bộ, một bộ phận người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác dạy nghề, chưa coi học nghề là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nên việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người lao động tham gia học nghề còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, để khắc phục hạn chế này, Trung tâm Dạy nghề huyện thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm theo hướng tạo việc làm ổn định tại chỗ cho người học nghề.

 

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. Tổ chức các lớp học nghề gắn với thị trường tuyển dụng lao động và đào tạo nghề gắn với địa chỉ cụ thể để người lao động yên tâm, phấn khởi trong quá trình học nghề. Với những giải pháp cụ thể của Trung tâm Dạy nghề huyện, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách ưu đãi của các cấp, ngành, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Kim Bôi giai đoạn tiếp theo mới có tính hiệu quả và bền vững.

 

 

 

                                                                          Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, từ năm 2008 đến nay trường THPT Yên Hòa (Đà Bắc) không có học sinh vi phạm pháp luật và liên quan đến ma tuý.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh trao giấy khen cho các em có thành tích xuất sắc trong trong kỳ thi vào các trường đại học năm 2013.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường cao đẳng nghề Hòa Bình khai giảng năm học 2013-2014

(HBĐT) - Ngày 16/10, trường CĐ nghề Hòa Bình đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2013-2014. Đến dự và chung vui với nhà trường có đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Hội khuyến học huyện Cao Phong cùng chăm lo khuyến học, khuyến tài ở Mường Thàng

(HBĐT) - Bà Đinh Thị Tơ, Hội Khuyến học xã Đông Phong (Cao Phong) cho biết: Trong hoạt động, Hội khuyến học luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội và toàn dân. Mỗi lần Hội phát động một phong trào nào đó, bà con ở 6 chi hội và 3 ban khuyến học đều hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể như phong trào “nuôi lợn nhựa khuyến học” năm 2013, tiết kiệm được trên 94 triệu đồng...

Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học mang lại hiệu quả cao

(HBĐT) - Chương trình bảo đảm chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) là chương trình mục tiêu giáo dục của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thông qua việc hỗ trợ các trường tiểu học chuyển sang hệ thống học tập theo cơ chế dạy - học cả ngày.

Kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục

(HBĐT) - Sáng 15/10, tại Cung Văn hoá tỉnh, Sở GD&ĐT đã tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm, ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2013) và tuyên dương, khen thưởng giáo viên, giảng viên HSSV, học viên có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo Hội khuyến học tỉnh, các sở, ngành hữu quan tỉnh, các huyện thành phố và 325 cá nhân, những điển hình xuất sắc đã tới dự.

9 tháng, xuất khẩu lao động được 156 người

(HBĐT) - Theo thông tin từ Phòng Việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH), trong 9 tháng năm 2013. Ngành chức năng đã phối hợp với các đơn vị tuyển chọn và giới thiệu lao động đi xuất khẩu lao động được 156 người làm việc tại các nước Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, UAE, Ả rập, Quatar.

Sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu thị trường lao động

(HBĐT) - Với vai trò là cầu nối tích cực giúp gắn kết doanh nghiệp với người lao động, thời gian qua, Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ- TB&XH) đã giúp doanh nghiệp và người lao động rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin cho nhu cầu lao động tuyển dụng cũng như thông tin ứng viên, tuyển dụng và các chính sách lao động, thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục