Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi ứng dụng CNTT vào tổng hợp điều tra nhu cầu học nghề trên địa bàn.
(HBĐT) - Kim Bôi có 28 xã, thị trấn, trong đó có 17 xã diện đặc biệt khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế, không nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn còn cao. Theo khảo sát, dự báo nhu cầu đào học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn đến năm 2020 khoảng 23.395 lao động. Thời gian qua, huyện đã tích cực triển khai Đề án 1956/QĐ-TTg của Chính phủ về dạy nghề cho lao động nông thôn.
Đề án được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, theo hướng tăng tỷ trọng phát triển CN- TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Huyện đã phối hợp với ngành chức năng mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn như làm chổi chít xuất khẩu, may, sửa chữa máy nông nghiệp; cấp kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề tại các xã, thị trấn... Trong đó có một số nghề khá hiệu quả như làm chổi chít tại xã Vĩnh Tiến, may túi xách cho siêu thị ở thị trấn Bo và xã Vĩnh Tiến. Hàng năm, huyện Kim Bôi dạy nghề cho khoảng 2.400 lao động. Riêng 2013, huyện đào tạo dạy nghề cho 3.230 người, đạt 134,5% kế hoạch với các nghề trồng trọt, chăn nuôi, điện dân dụng, quản lý và kinh doanh nông nghiệp, dệt thổ cẩm. Cùng với đó, huyện đã chú trọng các hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ người dân vay vốn, hỗ trợ KHKT phát triển sản xuất... Năm 2013, huyện đã tổ chức thành công sàn giao dịch việc làm cho thanh niên xã Tú Sơn thu hút hơn 40 doanh nghiệp và 800 lao động tham gia; tư vấn và tìm việc cho 130 lao động nữ đi làm việc tại Công ty Canon, Công ty TNHH Nissey Eletric và Công ty Samsung; tư vấn cho lao động học các nghề để giải quyết việc làm tại địa phương... Quan tâm tới dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện đã giảm còn 25,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,4 triệu đồng người/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32,3%.
Năm 2014, huyện Kim Bôi đặt mục tiêu đào tạo nghề cho 3.415 người, trong đó, dạy nghề cho lao động nông thôn 800 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 35%; giải quyết việc làm cho 2.000 lao động. Đồng chí Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Dạy nghề gắn với giải quyết việc cho lao động nông thôn đã góp phần không nhỏ cung cấp cho lao động kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, bước đầu tạo việc làm ổn định, phục vụ công tác XĐ-GN và bảo đảm an sinh xã hội, phát triển KT-XH trên địa bàn. Để nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề và giải quyết việc làm, tới đây, huyện Kim Bôi tiếp tục khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn, chú trọng tới các nghề gắn với nhu cầu xã hội, thị trường và nhu cầu của địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn học nghề gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, bảo đảm tính bền vững của các chương trình, dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong triển khai các dự án, mô hình trong một bộ phận người dân.
Hương Lan
(HBĐT) - Năm 2013, huyện Kim Bôi đã chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, tổng số lao động được đào tạo nghề là 3.230 người, đạt 134,5% kế hoạch.
(HBĐT) - Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị V’star (thành phố Hòa Bình), Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2013.
(HBĐT) - Xã Xuất Hoá (Lạc Sơn) hiện có 1.681 hộ (7.356 khẩu), trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm gần 80%. Tuy chưa phải là xã mạnh của huyện về phát triển kinh tế, nhưng Xuất Hoá đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng xã hội học tập.
(HBĐT) - Hai nữ sinh, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng hội tụ ở các em là sự quyết tâm, vượt lên số phận, vượt lên chính mình. Hai em là hai tấm gương sáng, cùng 23 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh ta được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” do Báo Tuổi trẻ - Quỹ khuyến học Vinacam phối hợp trao tặng tháng 9/2013 tại thành phố Sơn La.
(HBĐT) - Tháng 4/2013, huyện Mai Châu có 2 xã vùng lòng hồ, vùng ĐBKK là Tân Dân, Hang Kia được công nhận PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Nếu không có gì thay đổi, trong tháng 12 này, xã Hợp Thanh (Lương Sơn), đơn vị cuối cùng của tỉnh được công nhận PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Với việc 11 huyện, thành phố, 209/210 xã, phường, thị trấn (tính đến thời điểm tháng 5/2013) tiếp tục đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, càng khẳng định thêm những cố gắng của tỉnh trong công tác này. Như vậy, sau khi là đơn vị thứ 2 của toàn quốc được Bộ GD&ĐT đánh giá, công nhận đạt chuẩn (tháng 7/2012), tỉnh ta đã từng bước nâng cao chất lượng PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
(HBĐT) - Ngày 6/12, Sở GD&ĐT phối hợp với VPBOX – cơ quan đại diện Phonics BOX UK Việt Nam tổ chức chương trình “Giao lưu Olympic tiếng Anh cấp tiểu học”, năm học 2013 – 2014. Lãnh đạo Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố và đại diện VPBOX cùng 50 em học sinh khối 3, 4 và 5 của các trường tiểu học 10 huyện, thành phố về dự buổi giao lưu.