Những năm qua, đội ngũ trí thức bộ phận lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy luôn nỗ lực tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Những năm qua, đội ngũ trí thức bộ phận lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy luôn nỗ lực tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhiệm vụ được giao.

(HBĐT) - Hiện nay, đội ngũ trí thức (ĐNTT) trong tỉnh đang công tác có trên 17.700 người, trong đó, khối Đảng, đoàn thể khoảng 900 người, khối Nhà nước hơn 16.800 người. Thực hiện mục tiêu xây dựng ĐNTT có trình độ chuyên môn cao, chủ động, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, góp phần đắc lực cho phát triển KT-XH của tỉnh. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho ĐNTT được làm việc, phát huy năng lực, trình độ của bản thân.

 

Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 16, ngày 31/10/2008 của Tỉnh ủy thực hiện NQ số 27 Hội nghị lần thứ 7, BCH T.Ư Đảng (khóa X) về “Xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước làm cơ sở pháp lý trong xây dựng môi trường thuận lợi cho trí thức hoạt động. Hàng năm, tỉnh đã dành từ 0,3 - 0,5% chi ngân sách địa phương cho nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN, dành 1,5 - 2% nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN, luôn khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ. Hội đồng khoa học các ngành, địa phương cũng được quan tâm bổ sung, kiện toàn, nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong việc thẩm định, lựa chọn, xét duyệt các đề tài, dự án triển khai trên địa bàn, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ĐNTT trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KH&CN.

 

Bên cạnh đó, tỉnh đã có những chính sách thiết thực trong trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức. Điều này được thể hiện rõ nét bằng việc HĐND, UBND tỉnh đã ban hành NQ, quyết định về việc Quy định một số chính sách khuyến khích CB, CC học tập, thu hút và tiếp nhận, sử dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học về công tác tại tỉnh; NQ của Tỉnh uỷ về Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-  2015 Trong công tác cán bộ có những đổi mới đã tạo được động lực khuyến khích để ĐNTT trong các cơ quan, đơn vị phát huy năng lực, tích cực học tập, nghiên cứu, đóng góp cho nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển KT-   XH. Trên cơ sở ra soát, đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn và quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng ĐNTT ở các cấp, ngành trong tỉnh được tăng cường. Trong giai đoạn 2008 - 2012, toàn tỉnh đã mở được 387 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho trên 37.200 người và tạo điều kiện cho 522 cán bộ được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, cấp II trong ngành y tế và nghiên cứu sinh, góp phần nâng cao trình độ cho CB, CC. Hiện tại, toàn tỉnh có 14 tiến sỹ vào chuyên khoa cấp II, 471 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 9.000 người có trình độ đại học. Về LLCT có 2.092 người có trình độ cử nhân, cao cấp và tương đương, 7.885 người có trình độ trung cấp, hơn 14.000 người có trình độ sơ cấp.

 

Để ĐNTT ngày càng phát triển, xứng tầm với yêu cầu khách quan của quá trình phát triển KT - XH, các cấp uỷ, chính quyền trong tỉnh đã từng bước có những cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút trí thức có trình độ về địa phương công tác. Nhờ vậy, ĐNTT của tỉnh ngày càng lớn mạnh. Trí thức trên các lĩnh vực luôn tích cực trong phong trào nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất và đời sống. Trong 5 năm qua, lực lượng trí thức toàn tỉnh đã triển khai nghiên cứu trên 110 đề tài KH&CN cấp tỉnh với tổng kinh phí gần 35 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực khoa học nông, lâm nghiệp có 33 đề tài, lĩnh vực xã hội - nhân văn có 51 đề tài và 26 đề tài thuộc các lĩnh vực khác

 

Đặc biệt, sau gần 2 năm (2012 - 2013) tổ chức Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật lần thứ 4 do Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh phối hợp với một số ngành chức năng tổ chức, toàn tỉnh đã có 63 giải pháp của các tập thể, cá nhân đăng ký dự thi. Trong đó, lĩnh vực GD&ĐT có 36 giải pháp, nông - lâm - ngư nghiệp có 7 giải pháp, công nghiệp, xây dựng, GTVT có 7 giải pháp, y dược có 6 giải pháp, CNTT - điện tử và viễn thông có 4 giải pháp và lĩnh vực khác có 3 giải pháp. Từ hội thi sáng tạo KHKT này đã nhiều giải pháp đáp ứng được tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả và khả năng áp dụng rộng rãi vào sản xuất, đời sống.

 

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoàng Thanh Mịch, sau 5 năm thực hiện chương trình hành động số 16 của Tỉnh uỷ thực hiện NQ Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ Đảng (khoá X) về Xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước, trên từng lĩnh vực, ĐNTT của tỉnh đã nêu cao được vai trò, trách nhiệm mình. Điển hình trí thức công tác ở các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp đã phát huy tốt vai trò, năng lực, không ngừng nâng cao chất lượng tham mưu phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành góp phần đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị; đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển KT -XH trên địa bàn. Trí thức trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền có nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Trí thức trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã tích cực nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học tạo ra các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Trong ngành GD&ĐT, ĐNTT tiếp tục có nhiều đóng góp trong việc nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trí thức trong lĩnh vực y tế đã đóng trò quan trọng trong công tác bảo vệ, CSSK nhân dân. Trong lĩnh vực AN - QP, lực lượng trí thức đã làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng LLVT vững mạnh, góp phần giữ vững ổn định tình hình ANCT - TTATXH  Những đóng góp của ĐNTT đã góp phần quan trọng phát triển KT - XH của tỉnh.

 

 

 

                                                                          Bình Giang

 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục