Lãnh đạo Hội Cựu giáo chức huyện Cao Phong và chi hội Tây Phong trao đổi kinh nghiệm xây dựng qũy khuyến học và các loại quỹ của chi hội năm 2014.

Lãnh đạo Hội Cựu giáo chức huyện Cao Phong và chi hội Tây Phong trao đổi kinh nghiệm xây dựng qũy khuyến học và các loại quỹ của chi hội năm 2014.

(HBĐT) - Hội cựu giáo chức huyện Cao Phong hiện có 170 hội viên hoạt động ở 9 chi hội cơ sở... Nhận thức việc đóng góp cho sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ thường xuyên, bằng điều kiện thực tế của mình, Hội và các hội viên đã có quan hệ mật thiết với ngành GD cùng cấp để nắm bắt được tình hình nhiệm vụ, tích cực tham gia nhiều hoạt động giáo dục có ý nghĩa thiết thực.

 

Cụ thể, vận động toàn dân cho con em đến lớp, đến trường đúng độ tuổi, không bỏ học; đóng góp công sức, tiền của xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường. Một trong những hoạt động được Hội quan tâm, hoạt động khá đều là công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đã có 14 hội viên hội cựu giáo chức là cán bộ hội khuyến học huyện, xã, thị trấn. Nhiều chi hội, hội viên tích cực tham gia xây dựng gia đình hiếu học, cộng đồng, dòng họ khuyến học. Chi hội nào cũng có quỹ khuyến học để động viên con cháu chăm ngoan, học giỏi, thi đỗ vào các trường đại học, CĐ. Nhiều hội viên là điển hình tốt có ảnh hưởng tới cộng đồng như hội viên Trần Thị Bích (chi hội Tây Phong) một mình nuôi 2 con ăn học, trở thành những sinh viên giỏi, ra trường có việc làm ổn định. Hội viên Đinh Thị Tơ, xã Đông Phong có nhiều đóng góp trong phong trào “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”; nhà giáo Hồ Quỳnh dù tuổi đã cao nhưng tích cực tham gia Hội đồng giáo dục từ xã đến huyện. Chi hội cựu giáo chức xã Tây Phong hiện có 31 hội viên đang được biết đến là chi hội có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Năm 2013, chi hội đã vận động, quyên góp được 186 áo ấm tặng 91 học sinh tiểu học, THCS và bà con nghèo trên địa bàn. Bên cạnh đó, chi hội xây dựng quỹ khuyến học (được trên 2,2 triệu đồng), quỹ nghĩa tình (đã thăm hỏi được 55 lượt người ốm đau, bệnh tật); dùng quỹ lưu động cho vay lãi suất thấp, giúp 1 hội viên thoát nghèo. Bà Nguyễn Thị Liễu, chi hội trưởng cho biết: 100% hội viên tham gia đóng góp quỹ khuyến học của xã (năm 2013, được 1,2 triệu đồng), quỹ khuyến học của chi hội (2,2 triệu đồng); nuôi lợn nhựa khuyến học được 31 con. Các hội viên đều tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các hoạt động giáo dục hiệu quả; nhiều năm, chi hội đều có quà tặng (sách, vở, quà...) cho học sinh các trường trên địa bàn...

 

Bên cạnh đó, Hội Cựu giáo chức huyện đã làm tốt các hoạt động tình nghĩa, hoạt động xã hội trên địa bàn chia sẻ những tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh của các hội viên để qua đó có sự quan tâm đúng mức. Trong đó, Hội các cấp quan tâm tới các hội viên có hoàn cảnh khó khăn (động viên, thăm hỏi, giúp đỡ về giống, vốn...) giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Từ sự đóng góp, ủng hộ của các hội viên, nhiều chi hội đã xây dựng quỹ tình thương và sử dụng quỹ đúng mục đích, hiệu quả. Chi hội Nam Phong xây dựng được 12 triệu đồng, chi hội thị trấn Cao Phong 22 triệu đồng (do các hội viên tham gia đóng góp)… Dù còn nhiều khó khăn (kinh phí hoạt động, việc tập hợp, sinh hoạt của các chi hội chưa thường xuyên) nhưng Hội cựu giáo chức huyện Cao Phong đã từng bước khẳng định được mình trong hoạt động.

 

 

                                                                                    Văn Tưởng

 

Các tin khác

Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh và lãnh đạo Hội CGC TPHB thăm hỏi, tặng quà nữ hội viên phường Hữu Nghị (TPHB). Ảnh: P.V
Lãnh đạo Sở GD&ĐT và Trường DTNT tỉnh hỗ trợ cô và trò trường tiểu học Nà Mèo 20 triệu đồng xây dựng thư viện trường.
Quang cảnh hội thảo.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tặng hội trí thức 2 trường lẵng hoa tươi thắm.

Điểm sáng phong trào xã hội hóa giáo dục

(HBĐT) - Nằm ven đường 12B, trường tiểu học xã Đông Bắc (Kim Bôi) được xây dựng khang trang với đầy đủ các trang thiết bị, sân chơi, bãi tập phục vụ cho học tập, vui chơi của các em học sinh. Năm học 2012 - 2013, trường tiểu học của xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (trường đầu tiên trong huyện đạt danh hiệu này). Đó là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân huyện Kim Bôi trong xã hội hóa giáo dục.

Cơ hội cho người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động ở thị trường có thu nhập cao

(HBĐT) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, người lao động còn được trang bị kiến thức ngoại ngữ, tác phong công nghiệp và thu nhập, đặc biệt là ở tỉnh còn khó khăn như tỉnh ta, số người lao động thuộc hộ nghèo còn cao, chính vì vậy, việc tham gia đi lao động ở các nước có thu nhập cao còn gặp rất nhiều khó khăn.

Coi trọng công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

(HBĐT) - Năm 2013, cùng với việc chăm lo cho giáo dục mầm non (GDMN), công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tiếp tục được các cấp uỷ, chính quyền huyện Lương Sơn quan tâm, đầu tư, chỉ đạo.

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến học

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có 29 chi hội khuyến học xã, thị trấn và 169 ban khuyến học, 374 chi hội khuyến học cơ sở xóm, phố, KDC…. Số hội viên ngày càng tăng; năm 2010, toàn huyện có 16.572 hội viên, nay đã lên 29.551 hội viên.

Nắng ấm sân trường nội trú tỉnh

(HBĐT) - Nắng mới ngập tràn khuôn viên trường PTDTNT tỉnh. Những dãy nhà hiệu bộ, khu lớp học, ký túc xá, nhà đa năng... như được đánh thức sau những ngày đông giá lạnh. Giờ ra chơi, những lối đi lại nơi sân trường, cầu thang dẫn về các dãy lớp học rợp sắc áo hoa học trò. “Ngôi nhà thứ 2” của học sinh các dân tộc tỉnh cũng đang chuyển mùa theo tâm trạng hào hứng của mỗi người trước thềm xuân...

“Năm giáo dục vùng khó khăn” - Động lực để giáo dục phát triển

(HBĐT) - Đầu tháng 1/2013, Sở GD&ĐT đã có Quyết định số 112 về việc thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” 2013- 2014 trên địa bàn tỉnh. Đây là sự tiếp nối một cách bài bản hơn những quan tâm, đầu tư của toàn ngành đối với sự nghiệp GD&ĐT vùng khó khăn, vùng ĐBKK, nhất là các xã vùng sâu, cao, lòng hồ sông Đà. Qua đó, chất lượng giáo dục nơi này được nâng lên, hoà vào bước phát triển của sự nghiệp GD toàn tỉnh. Sau 1 năm, thực hiện, “Năm giáo dục vùng khó khăn” đã đạt được những dấu ấn đáng kể, tạo động lực cho năm tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục