Công tác ôn thi ĐH, CĐ cho học sinh cuối cấp đã được các trường trên địa bàn thành phố triển khai.
(HBĐT) - Công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2014 của Bộ GD&ĐT đã đề ra một số điểm mới. Để đáp ứng được sự thay đổi đó, các trường THPT trên địa bàn thành phố Hoà Bình đã có những kế hoạch riêng trong việc giảng dạy và ôn luyện cho học sinh lớp 12.
Theo quy chế mới của Bộ GD&ĐT: Các trường ĐH, CĐ có thể tổ chức tuyển sinh từ 1 - 2 lần/ năm, Bộ sẽ quyết định thời gian tuyển sinh cụ thể. Các trường có thể tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi chung của Bộ GD&ĐT hoặc có thể tổ chức tuyển sinh riêng. Đối với các trường tuyển sinh riêng, hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi và kết quả của thi sinh chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Cùng với quy chế tổ chức tuyển sinh, một số chính sách ưu tiên trong tuyển sinh cũng có sự thay đổi.
Với sự thay đổi về quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, hầu hết các trường THPT trên địa bàn thành phố đều đã có những phương án ôn thi tối ưu cho các em học sinh, nhằm đảm bảo một cách vững chắc nhất kiến thức và sự tự tin để các em vượt qua được kỳ thi quan trọng.
Đồng chí Trần Quang Đức, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ chia sẻ: Trường từ lâu có truyền thống dạy thật, học thật, thi thật nên dù quy chế có thay đổi thế nào cũng yên tâm vì mục tiêu đặt ra là chất lượng phải cao, xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân là trung tâm chất lượng cao của tỉnh và khu vực. Năm nay sẽ tiếp tục cho thi thử đại học 3 lần, trong đó có 1 lần học sinh được tự chọn thi, vừa có thể nắm bắt được năng lực của các em, đồng thời có thể cho các em lời khuyên để xác định con đường đi đúng đắn hơn trong tương lai.
Đồng chí Vũ Đức Nguyên, Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân cho biết: Đối với việc ôn thi đại học, nhà trường đang chờ sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, đồng thời cho học sinh ôn tập theo kế hoạch của nhà trường theo kiểu cuốn chiếu, học đến đâu ôn tập đến đó, tháng 4, tháng 5 tiếp tục ôn tập lại...
Với sự thay đổi của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, hầu như tất cả các trường THPT trong thành phố đều đã chuẩn bị những phương án giảng dạy, ôn luyện riêng, đảm bảo cho học sinh nắm chắc lượng kiến thức nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, về phía các em học sinh dường như đang có sự lo lắng về thay đổi của quy chế tuyển sinh năm nay. Thuỳ Linh (học sinh lớp 12 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) băn khoăn: “Em cũng có biết về quy chế tuyển sinh mới của Bộ GD&ĐT. Năm nay em thi vào trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, là một trong 62 trường đã công bố tuyển sinh riêng, không biết đề thi có sát với những gì chúng em được học không. Vì đây là năm đầu tiên thực hiện quy chế này nên em rất lo lắng”.
Cùng chung với suy nghĩ đó, Nguyễn Thành Trung (lớp 12, trường THPT DTNT tỉnh) cho biết: “Em không thi vào trường đã công bố tuyển sinh riêng. Nhưng năm nay không có điểm sàn, nếu lấy điểm từ cao xuống thấp thì sẽ khó khăn hơn cho chúng em”.
Tuy các nhà trường đã có kế hoạch ôn thi đại học khá chu đáo cho học sinh cuối cấp, nhưng sự thay đổi trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT năm 2014 đã làm một bộ phận học sinh cảm thấy lo lắng, băn khoăn. Được biết, nhiều trường đã tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ nhằm động viên tinh thần, khuyến khích và cho các em lời khuyên về phương pháp học tập tốt nhất để các em vượt qua kỳ thi quan trọng này.
Thu Thảo
(SVTT)
(HBĐT) - Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để triển khai các nhiệm vụ phát KT-XH, những năm qua, tỉnh ta đã tổ chức nhiều lớp đào tạo CB, CC. Công tác này đã được tăng cường quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được xác định trên cơ sở nhu cầu và tập trung vào 4 nhóm đối tượng: đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch CC, VC; theo chức danh lãnh đạo, quản lý; theo vị trí việc làm và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sau đại học, ngoại ngữ, kiến thức hội nhập quốc tế. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng được mở rộng liên kết với các trường đào tạo trong, ngoài nước như: đào tạo bác sĩ cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao trình độ tiếng Anh tại nước Cộng hòa Philippin...
(HBĐT) - Đồng chí Bàn Thị Kim Thanh, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường DTNT huyện Cao Phong cho biết: Hiện nay, toàn trường có 40 công đoàn viên, trong đó, 29 nữ đoàn viên công đoàn. Bên cạnh các phong trào thi đua chung do ngành phát động, hàng năm, CĐ trường cũng phát động nhiều phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ thực tế của đơn vị.
(HBĐT) - Nhận thức được vai trò của xây dựng xã hội học tập, Hội Khuyến học huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào, nhân rộng mô hình học tập đạt hiệu quả cao trên địa bàn. Các cấp uỷ và chính quyền địa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và cử cán bộ lãnh đạo trực tiếp tham gia Ban chỉ đạo hoặc đảm nhiệm vai trò chủ chốt quản lý các trung tâm học tập cộng đồng. Các ban, ngành, đoàn thể đã triển khai nhiều chương trình giáo dục như: xoá mù chữ cho phụ nữ và trẻ em gái; dạy nghề cho lao động nông thôn; xây dựng mô hình “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến học”, “Khu phố, bản, làng văn hoá”... Bằng sự vào cuộc tích cực của xã hội, huyện Lương Sơn đã xây dựng được xã hội học tập đúng theo chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong thực hiện đổi mới tư duy về giáo dục theo tư tưởng học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 20 – 21/3, Sở GD&ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức hội thi giáo viên Bí thư đoàn giỏi các trường THPT tỉnh lần thứ I năm 2014. Hội thi có sự tham gia của 28 thí sinh là Bí thư, Phó Bí thư đoàn các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh.
(HBĐT) - Dù chưa phải là huyện mạnh về phát triển kinh tế, nhưng Yên Thuỷ được biết đến là nơi giàu truyền thống hiếu học và có phong trào GD&ĐT. 2 năm gần đây (2012-2013), ngành GD&ĐT huyện xếp ở vị trí thứ 3/11 huyện, thành phố, được UBND tỉnh tặng bằng khen vì có những đóng góp vào bước phát triển KT-XH. Điểm nhấn quan trọng là huyện đã huy động các nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
(HBĐT) - Trường THCS Võ Thị Sáu (thị trấn Vụ Bản) là một trong các trường trên địa bàn huyện Lạc Sơn sớm được công nhận là trường chuẩn quốc gia (năm học 2002-2003). Nhiều năm qua, nhà trường luôn khẳng định được vị thế cũng như các bước tiến mạnh mẽ của mình. Năm học 2013 - 2014, trường có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 272 học sinh (8 lớp).