Học sinh trường THCS thị trấn Đà Bắc trong giờ học môn tiếng Anh.
(HBĐT) - Đội ngũ giáo viên đứng lớp - yếu tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, ở huyện Đà Bắc, cơ cấu giáo viên chưa thực sự đồng bộ, thừa - thiếu cục bộ giữa các môn, các khối. Việc sắp xếp, bố trí giáo viên dạy đủ số tiết theo quy định ở vùng núi cao này cũng là điều khó khăn.
Theo số liệu từ phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc, phòng hiện quản lý 64 trường gồm: 20 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 15 trường THCS, 4 trường tiểu học và THCS, 2 trường phổ thông bán trú THCS. ở khối mầm non, theo Thông tư liên tịch số 71 ngày 28/11/2007 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập: đối với nhóm trẻ, bình quân 1 giáo viên/8 trẻ, nếu nhiều hơn 5 trẻ được bố trí thêm 1 giáo viên. Đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú, 1 giáo viên/lớp từ 20-25 trẻ; lớp có trẻ bán trú, 2 giáo viên/lớp từ 25-30 trẻ. Năm học 2013-2014, trên địa bàn huyện có 70 nhóm trẻ với 1.045 trẻ (54 giáo viên), 126 lớp mẫu giáo bán trú với 2.757 em, 21 lớp không bán trú với 214 em (114 giáo viên), 100% trẻ học 2 buổi/ngày.
Ở khối tiểu học, theo Thông tư số 35 ngày 23/8/2006 của liên Bộ GD&ĐT và Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập: trường tiểu học dạy 1 buổi/ngày được bố trí biên chế không quá 1,2 giáo viên/lớp; trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày được bố trí biên chế không quá 1,5 giáo viên/lớp. Mỗi giáo viên dạy 23 tiết/tuần. Toàn huyện có 313 lớp (46 lớp học 1 buổi/ngày) với tổng số 442 giáo viên. Trong đó, 397 giáo viên dạy văn hoá, 14 giáo viên tiếng Anh, 8 giáo viên tin học, 6 giáo viên thể dục, 12 giáo viên âm nhạc và chỉ có 5 giáo viên mỹ thuật. Ở khối THCS, mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 1,9 giáo viên; mỗi giáo viên dạy 19 tiết/tuần. Các trường trong huyện có 111 lớp, 245 giáo viên. Trong đó, 57 giáo viên toán, 5 giáo viên lý, 5 giáo viên công nghệ, 12 giáo viên hoá, 23 giáo viên sinh, 6 giáo viên địa, 57 giáo viên văn, 3 giáo viên sử, 4 giáo viên giáo dục công dân, 24 giáo viên ngoại ngữ, 18 giáo viên thể dục, 11 giáo viên mỹ thuật, 9 giáo viên âm nhạc, 11 giáo viên dạy môn tự chọn.
Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Phạm Quốc Vinh cho biết: Đối chiếu theo các quy định, nếu tính chung tỷ lệ giáo viên/đầu lớp trong toàn huyện thì cơ bản đủ nhưng vẫn xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các trường, các khối, các bộ môn. Ở khối mầm non, giáo viên còn thiếu và phải thực hiện hợp đồng 161 là 187 người. Trong khi đó ở bậc THCS, giáo viên lại thừa về số lượng, tính trung bình toàn huyện hiện nay có 2,2 giáo viên/lớp. Có những giáo viên chưa dạy đủ số tiết theo quy định nhưng cũng có trường hợp phải dạy 21 tiết/tuần. Vẫn tồn tại tình trạng thiếu giáo viên những bộ môn: hoá, sinh, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, địa. Cá biệt có giáo viên phải dạy chéo ban. Nhiều giáo viên phải dạy tại 2 - 3 trường như tại các cụm trường: Đồng Chum - Mường Chiềng, Đồng Nghê - Suối Nánh, Trung Thành - Yên Hoà... Có giáo viên biên chế dạy môn hoá ở trường THCS thị trấn Đà Bắc nhưng tuần nào cũng phải vượt 40 km lên xã Tiền Phong để dạy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cả khối THCS chỉ có 9 giáo viên âm nhạc, 5 giáo viên công nghệ nhưng có tới 21 điểm trường. Trong khi đó, đặc điểm của huyện Đà Bắc chủ yếu đồi, núi dốc, giao thông đi lại khó khăn. Trước đây đã từng có trường hợp giáo viên đi dạy giữa các trường bị đá lăn từ trên núi và tử vong. Đối lập với bức tranh đó là đội ngũ “hùng hậu” giáo viên các môn văn, toán, nhiều trường chỉ có 4 lớp nhưng được bố trí tới 3 giáo viên. Thiếu cục bộ giáo viên nhưng xem ra việc bố trí, sắp xếp cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Cụ thể như môn sinh, trường THCS Hào Lý và Giáp Đắt mỗi nơi đều có 4 lớp nhưng trường Hào Lý được bố trí 2 giáo viên, còn trường Giáp Đắt lại không có giáo viên nào.
Dân cư ở Đà Bắc thưa, sống rải rác nên mạng lưới trường lớp học cũng đặc biệt. Điển hình như trường tiểu học và THCS Mường Tuổng, cả trường chỉ có 31 học sinh chia thành 4 lớp. Trong đó, lớp 7 và lớp 9 mỗi lớp chỉ có 6 học sinh nhưng vẫn phải đảm bảo dạy đủ tất cả các môn hay như ở bậc tiểu học, nhiều nơi phải dạy ghép 2 - 3 trình độ/lớp. Cũng có trường hợp, giáo viên dạy tại một trường, thiếu số tiết theo quy định nhưng dạy tại 2 trường lại thừa. Mặt khác, nhiều giáo viên xin chuyển về địa phương khác hay chuyển ngành cũng phá vỡ cơ cấu đội ngũ. Những khó khăn, bất cập trên đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, các ngành học, cấp học phát triển ổn định; tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học giảm đáng kể. Huyện hoàn thành chuẩn PCGD cho trẻ mầm non 5 tuổi; PCGD tiểu học đúng độ tuổi nhưng chất lượng, hiệu quả giáo dục chậm chuyển biến, nhất là ở vùng khó khăn. Một số trường nhiều năm liền không có học sinh dự thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.
Để khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên, phòng GD&ĐT huyện đã phối hợp với phòng Nội vụ trong việc rà soát, điều chuyển. Trước mắt, bố trí các giáo viên dạy chưa đủ số tiết kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ như thư ký hội đồng, công tác phổ cập giáo dục, Đoàn, Đội... Song đó chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài vẫn là một bài toán khó khi chỉ tiêu biên chế không có.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Vừa qua, tại Tuyên Quang, Bộ GD & ĐT phối hợp với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây, Công ty Cổ phần điện tử Việt – Nhật tổ chức kỳ thi toàn quốc giải toán trên máy tính cầm tay Casio - Vinacal năm học 2013-2014.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, năm 2013, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc đã mở được nhiều lớp dạy nghề đáp ứng đúng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.
(HBĐT) - Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để triển khai các nhiệm vụ phát KT-XH, những năm qua, tỉnh ta đã tổ chức nhiều lớp đào tạo CB, CC. Công tác này đã được tăng cường quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được xác định trên cơ sở nhu cầu và tập trung vào 4 nhóm đối tượng: đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch CC, VC; theo chức danh lãnh đạo, quản lý; theo vị trí việc làm và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sau đại học, ngoại ngữ, kiến thức hội nhập quốc tế. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng được mở rộng liên kết với các trường đào tạo trong, ngoài nước như: đào tạo bác sĩ cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao trình độ tiếng Anh tại nước Cộng hòa Philippin...
(HBĐT) - Đồng chí Bàn Thị Kim Thanh, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường DTNT huyện Cao Phong cho biết: Hiện nay, toàn trường có 40 công đoàn viên, trong đó, 29 nữ đoàn viên công đoàn. Bên cạnh các phong trào thi đua chung do ngành phát động, hàng năm, CĐ trường cũng phát động nhiều phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ thực tế của đơn vị.
(HBĐT) - Nhận thức được vai trò của xây dựng xã hội học tập, Hội Khuyến học huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào, nhân rộng mô hình học tập đạt hiệu quả cao trên địa bàn. Các cấp uỷ và chính quyền địa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và cử cán bộ lãnh đạo trực tiếp tham gia Ban chỉ đạo hoặc đảm nhiệm vai trò chủ chốt quản lý các trung tâm học tập cộng đồng. Các ban, ngành, đoàn thể đã triển khai nhiều chương trình giáo dục như: xoá mù chữ cho phụ nữ và trẻ em gái; dạy nghề cho lao động nông thôn; xây dựng mô hình “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến học”, “Khu phố, bản, làng văn hoá”... Bằng sự vào cuộc tích cực của xã hội, huyện Lương Sơn đã xây dựng được xã hội học tập đúng theo chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong thực hiện đổi mới tư duy về giáo dục theo tư tưởng học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 20 – 21/3, Sở GD&ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức hội thi giáo viên Bí thư đoàn giỏi các trường THPT tỉnh lần thứ I năm 2014. Hội thi có sự tham gia của 28 thí sinh là Bí thư, Phó Bí thư đoàn các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh.