Công ty TNHH may Hòa Bình, phường Thái Bình (TPHB) tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng.

Công ty TNHH may Hòa Bình, phường Thái Bình (TPHB) tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Theo Sở LĐ-TB&XH, thực hiện đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan.

 

Từ năm 2010-2013, đã tổ chức được hàng trăm lớp đào tạo nghề theo các trình độ khác nhau cho 8.549 người với 25 nghề phi nông nghiệp và 19 nghề nông nghiệp. Các ngành nghề tập trung vào lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, sửa chữa ô tô, xe máy và các ngành nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Số lao động sau khi được đào tạo nghề có việc làm đạt 75%. Ngoài ra, các đối tượng thuộc hộ nghèo được đi học nghề đã có 54% hộ thoát nghèo, trong đó 78% hộ thoát nghèo nhờ học nghề phi nông nghiệp và 31% thoát nghèo nhờ học nghề nông nghiệp.

 

Đến nay, các huyện đã quan tâm tạo điều kiện về quỹ đất để đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiết yếu, bố trí cán bộ giáo viên để trung tâm dạy nghề hoạt động đạt hiệu quả. Theo thống kê, toàn tỉnh có 133 giáo viên tham gia công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó 83 giáo viên thuộc các trung tâm dạy nghề. Hình thức đào tạo nghề cũng được thực hiện một cách linh hoạt, ngoài việc tổ chức đào tạo tại các cơ sở chính, các cơ sở đào tạo nghề còn tổ chức đào tạo lưu động tại các trung tâm cụm xã, trung tâm xã nhằm giảm chi phí cho người lao động nghèo được tham gia học nghề. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng tại các địa phương như mô hình nuôi lợn thịt, trồng nấm rơm tại huyện Lạc Sơn. Ngoài ra còn có các mô hình dạy nghề làm chổi chít ở các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn; nuôi cá lồng ở huyện Đà Bắc, nuôi gà thịt ở huyện Lương Sơn; dệt thổ cẩm ở huyện Tân Lạc; dạy nghề may tại Công ty TNHH may Hoà Bình, Công ty CP xuất - nhập khẩu 3/2 Hoà Bình. Tại đây, các lao động học nghề xong được bố trí làm việc tại các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả nhất có lẽ là mô hình dạy kỹ thuật trồng cây có múi ở huyện Cao Phong đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo  và vươn lên làm giàu.

 

Qua đánh giá, để có được kết quả đó là nhờ tỉnh đã chủ động triển khai sâu rộng công tác đào tạo nghề đến với lao động nông thôn. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố tích cực tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động ở nông thôn và của các doanh nghiệp, các cơ sở SX-KD. Từ đó triển khai các lớp dạy nghề sát với nhu cầu thực tế, học viên được dạy nghề có khả năng áp dụng kiến thức vào sản xuất hoặc có nơi làm việc ngay. Đồng thời, tỉnh cũng quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở dạy nghề; tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề, phê duyệt chỉ tiêu đào tạo, mức hỗ trợ cho các nghề...

 

 

                                                                            Hải Linh

 

 

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị giao ban trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 5, tháng 6 năm 2014.
Trường tiểu học Mãn Đức (Tân Lạc), giáo dục kỹ năng sống  cho trẻ qua hoạt động ngoại khóa bằng hình thức sân khấu hóa.
Một buổi học của cô và trò trường tiểu học Nà Mèo.
Trường THCS xã Đồng Chum (Đà Bắc) được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường.

Cần mô hình mới đào tạo sinh viên sư phạm

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề xuất đề án đổi mới đào tạo đối với các trường sư phạm, xây dựng khung chương trình hướng đến việc đào tạo những giáo viên tương lai có đầy đủ năng lực và phẩm chất thích hợp với những thay đổi của giáo dục trong tình hình mới.

536 học sinh lớp 9 đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh

(HBĐT) - Tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2013-2014, có 736 học sinh của 11 huyện, thành phố tham dự ở 8 môn (ngữ văn, toán, tiếng Anh, hoá học, vật lý, sinh học, lịch sử và địa lý).

8 học sinh trường Hoàng Văn Thụ đạt học bổng du học tại Liên bang Nga

(HBĐT) - Từ kết quả cuộc thi Olympic toán 2014, do khoa Quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Hiệp hội các trường đại học Liên bang Nga tổ chức và cuộc thi Ôlimpíc tiếng Nga, 8 học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã giành được học bổng toàn phần du học tại Liên bang Nga.

Thi học viên giỏi cấp tỉnh chương trình GDTX giỏi bậc THPT

(HBĐT) - Sở GD & ĐT vừa tổ chức kỳ thi học viên giỏi cấp tỉnh chương trình GDTX giỏi bậc THPT năm học 2013 – 2014. Hội thi có sự tham gia của 98 học viên và 13 giáo viên thuộc các trung tâm GDTX huyện, thành phố và tỉnh. Đối với học viên có 7 môn thi: văn, toán, vật lý, hoá, sinh, lịch sử và địa lý. Năm học này Sở GD & ĐT chọn 2 môn thi cho giáo viên là tiếng Anh và sinh học.

Đại hội đại biểu Hội trí thức huyện Đà Bắc lần thứ nhất

(HBĐT) - Sáng 25/4, Ban vận động thành lập Hội Trí thức huyện Đà Bắc đã tổ chức Đại hội đại biểu Hội Trí thức huyện lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2014-2019. Đại diện lãnh đạo HU, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện và Hội Trí thức tỉnh đã tới dự. Tham dự đại hội có 125 đại biểu.

Đón bằng công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1

(HBĐT) - Ngày 25/4, trường Mầm non Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã tổ chức "Lễ đón bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục