(HBĐT) - Kết thúc năm học 2013-2014, bên cạnh việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, thầy và trò trường THCS Tử Nê (Tân Lạc) còn có niềm vui lớn khi được đón nhận bằng công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2013-2018 của UBND tỉnh. Như vậy, tại thời điểm này, xã Tử Nê có 2 trường đạt chuẩn quốc gia (tiểu học, THCS)…

 

Trong niềm vui này, cô giáo Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Để có được dấu mốc quan trọng như thế này trường luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư, chăm lo nhiều mặt của các cấp uỷ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây. Chính sự vào cuộc đồng bộ đó đã góp phần để nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn về điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp. Trong  đó, xã Tử Nê đã có những quy hoạch, dành quỹ đất cho trường (4.300 m2), bảo đảm đủ theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Đặc biệt, xã đã huy động được sức dân cùng chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”. Từ việc thực hiện “3 đủ” cho các em, là nền tảng để các em học tập, rèn luyện, người dân đã vào cuộc trong xã hội hoá GD bằng những việc làm thiết thực. Riêng trong năm học này, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã đóng góp 100 triệu đồng để sửa chữa lớp học và đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường; dành 1.200 ngày công lao động san lấp mặt bằng sân trường, trồng hoa, cây cảnh tạo khuôn viên sạch đẹp cho nhà trường. Sự đồng hành đó là động lực thúc đẩy nhà trường làm tốt hơn trong thi đua “Dạy tốt - học tốt”. Với truyền thống từng gây dựng được trong nhiều năm trước đây, trường đã có những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, có nhiều cách làm hay trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, khẳng định là một trong những trường mạnh của huyện. Từ nhiều năm qua, trường đã có giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Chất lượng đội ngũ đã có nhiều đổi mới. Hiện nay, bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý đạt các tiêu chuẩn chung, 100% giáo viên đều đạt chuẩn, trong số đó có 21% giáo viên có trình độ trên chuẩn; 100% giáo viên xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp. Năm học 2013-2014, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của nhà trường được cải thiện đáng kể. Trong số 165 HS, số em được xếp học lực giỏi chiếm 13,3%, học lực khá chiếm 36,4%. Số em được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm 95,8%. Trường đã có 6 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 33 học sinh giỏi cấp huyện (thi văn hoá ở 4 khối lớp, thi máy tính cầm tay, giải toán và thi tiếng Anh qua mạng Internet...). Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trường có 3 em đoạt giải (năm học trước, trường cũng có 4 HS giỏi cấp tỉnh, trong đó có 1 giải nhất, 2 giải ba và 1 giải KK). Những thành tích đáng kể đó là một trong những điều kiện tiền đề tốt để nhà trường vươn lên trở thành trường chuẩn quốc gia.

 

                                                                               Bùi Huy

 

Các tin khác

(Ảnh minh họa)
Không có hình ảnh
Đại diện Báo Điện tử Trí thức trẻ và các đại biểu khởi công xây dựng nhà bán trú dân nuôi điểm trường Thùng Lùng.
Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh triển khai kế hoạch 37 của UBND tỉnh về viêc thực hiện quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh, đến hết năm 2013, tỷ lệ lao động nông thôn trên địa bàn qua đào tạo nghề năm 2010 đạt 25%, tỷ lệ này tăng lên, đạt 37,2% vào năm 2013. Con số này đã đem lại những tín hiệu vui cho công tác giải quyết việc làm, nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ.

Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, số lượng lao động được đào tạo nghề của tỉnh tăng lên hàng năm. Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 25%, đến năm 2013 đạt 37%, tăng 12,2%. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều vấn đề quan tâm.

Gặp thủ khoa và á khoa tỉnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014

(HBĐT) - Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 vừa qua, em Bùi Thị Thuỳ Trinh (dân tộc Mường, lớp 12 chuyên Hoá, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) trở thành thủ khoa với điểm số đáng nể (38,5 điểm): môn hoá học 10 điểm, sinh học 10 điểm, toán 9,5 điểm và ngữ văn 9,5 điểm.

Gặp cô học trò nghèo đỗ thủ khoa toàn quốc ở Huế

Đến thời điểm này, cùng với nữ sinh Bùi Thị Cẩm Thùy (tỉnh An Giang), Lê Thị Yến Nhi (học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Quốc Học, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là hai thí sinh trở thành thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc với số điểm gần như tuyệt đối 39,5. Yến Nhi có kết quả thi tốt nghiệp rất ấn tượng: văn 9,5 điểm, còn ba môn Toán, Lý, Anh Văn đều đạt điểm 10.

Vẫn áp dụng phương thức xét tuyển và thi tuyển

(HBĐT) - Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2014-2015 như sau: sáng ngày 22/6, thi môn ngữ văn (120 phút), chiều thi môn tiếng Anh (60 phút); sáng ngày 23/3 thi môn toán (120 phút)…

80 chủ nhiệm HTX được bồi dưỡng kiến thức quản lý

(HBĐT) - Nhằm nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý Hợp tác xã, chiều 17/6, Liên minh HTX tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ chủ chốt HTX. Tham gia lớp tập huấn có 80 học viên là chủ nhiệm các HTX phi nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục