Một giờ luyện chữ của học sinh lớp 1 trường tiểu học Cao Sơn A (huyện Đà Bắc).

Một giờ luyện chữ của học sinh lớp 1 trường tiểu học Cao Sơn A (huyện Đà Bắc).

(HBĐT) - Trong cái khó của một huyện còn nhiều khó khăn trong phát triển KT -XH, sự nghiệp GD &ĐT huyện Đà Bắc cũng luôn gặp những thách thức. Trong số 65 trường trên địa bàn, ngoại trừ một số trường các xã, thị trấn thuộc vùng thấp, khá thuận lợi, hầu hết các trường đều nằm ở vùng khó khăn (vùng cao, vùng lòng hồ...). Chính vì thế, nhiều năm qua, huyện Đà Bắc luôn dành cho giáo dục các trường vùng khó khăn sự quan tâm thiết thực. Nhất là khi ngành GD &ĐT tỉnh triển khai “Năm giáo dục vùng khó khăn 2013, năm 2014”, các bước triển khai, thực hiện của huyện càng được triển khai đồng bộ hơn.

 

Từ nhu cầu thực tế của các em học sinh, huyện Đà Bắc đã thành lập 2 trường phổ thông DT bán trú THCS xã Vầy Nưa và Đồng Nghê, tạo điều kiện cho các em ăn, ở, sinh hoạt tại trường. Ngoài ra, các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các xã còn chung sức, tạo điều kiện cho hàng trăm em bán trú ở Tiền Phong, Đồng Ruộng, Trung Thành, Tân Minh, Mường Chiềng. Các em đều được nhận gạo hỗ trợ  học sinh theo học bán trú theo quyết định số 36/2013 của Thủ tướng Chính phủ, riêng năm học 2013-2014, các trường trên địa bàn huyện đã nhận 200 tấn gạo, trong đó có cả học sinh THPT. Đồng thời, Phòng GD &ĐT phối hợp với Công đoàn ngành phát động phong trào tương thân - tương ái, lá lành đùm lá rách, quyên góp ủng hộ HS các trường vùng khó khăn. Năm học 2013-2014, các trường vùng thuận lợi đã tương trợ cho vùng khó khăn 750 vở học sinh,  209 bộ đồ dùng học tập, 632 bộ quần áo và 25 triệu đồng...  Bên cạnh được bảo đảm các chế độ, chính sách theo quy định, cơ sở trường lớp các xã đã được quan tâm đúng mức. Các trường đều có đủ phòng học cùng các phòng thư viện, thiết bị và bộ môn khác. Bên cạnh đó, ngành quan tâm và coi trọng việc tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin cho các đơn vị trường học; hiện tại 100% trường được trang bị máy vi tính; được kết nối mạng Internet và trao đổi thư tín điện tử qua mạng. Nhiều trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện có phòng học tin học. 100% trường học đều được trang bị các thiết bị nghe, nhìn như ti vi, loa, đài, tăng âm vừa đảm bảo cho hoạt động dạy và học, vừa đảm bảo các hoạt động giải trí; văn hóa, văn nghệ nâng cao hiểu biết và đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên nội trú.

 

Ngành đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc giao lưu kết nghĩa giữa các trường vùng thuận lợi và các trường vùng khó khăn bằng cách hình thức phong phú thiết thực, hiệu quả như: thăm lớp, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm về chuyên môn. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, đan xen giữa trường vùng thuận lợi và trường vùng khó khăn giúp giáo viên vùng khó khăn có điều kiện học hỏi, trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vu.ù Vì vậy, các trường vùng khó khăn tạo được bước tiến đáng kể trong hoạt động, nhất là việc nâng cao chất lượng “Dạy tốt - học tốt”. Nhiều trường đã khẳng định được mình trong các phong trào thi đua, duy trì được số lượng học sinh giỏi các cấp. Một số trường đã phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia như tiểu học Tân Minh A, tiểu học Tân Pheo B, tiểu học Cao Sơn A. Năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh khá, giỏi của trường tiểu học Tân Minh B chiếm 55%; trường có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Trường tiểu học Đồng Chum không còn học sinh xếp loại yếu; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng, nhà trường đã có đủ các điều kiện trở thành trường chuẩn quốc gia. Trường tiểu học Vầy Nưa mạnh về phong trào “rèn chữ, giữ vở”; đội ngũ giáo viên ngày càng trưởng thành về nhiều mặt. Trường PT bán trú THCS Vầy Nưa có 7 học sinh giỏi cấp huyện, 1 học sinh giỏi cấp tỉnh; có 1 giáo viên đoạt giải nhất cấp huyện. Nhiều trường vùng khó khăn vẫn giữ được nền nếp trong giảng dạy, học tập. Năm học 2014-2015, trên 130 cán bộ, giáo viên, học sinh trường PT bán trú THCS Đồng Nghê đều thể hiện sự quyết tâm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên gắn bó với trường lớp; 117 học sinh chăm ngoan, luôn nỗ lực nhằm đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Hàng tuần, trường đều dành 2 buổi chiều để phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. Thầy Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, vùng cao này, thầy, trò nhà trường cùng khắc phục những khó khăn để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu được cải thiện về chỗ ở, nơi nấu nướng và ăn uống tạm bợ, chắc chắn sẽ giảm bớt phần nào những khó khăn hiện nay cho các em.

 

 

Văn Tưởng

 

 

 

Các tin khác

Đội ngũ CB, GV và học sinh trường THCS Nhuận Trạch (Lương Sơn) luôn có nhiều nỗ lực, phấn đấu trong phong trào thi đua “Hai tốt”,  hàng năm đều có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.
Một giờ học môn ngữ văn của học sinh lớp 11 trường PT liên cấp THCS, THPT Ngọc Sơn (huyện Lạc Sơn).
Các tân sinh viên 6 tỉnh khu vực Tây Bắc nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” tại Yên Bái.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng lãnh đạo Hôi Khuyến học tỉnh trao giấy khen cho học sinh đạt giải cao tại kỳ thi đại học năm 2014.

Thành phố Hòa Bình chấn chỉnh các khoản thu năm học 2014-2015

(HBĐT) - Đầu năm học cũng là thời điểm nhiều phụ huynh lo lắng sao cho đủ tiền đóng góp cho con. Trên địa bàn TP. Hòa Bình, tình trạng thu đầu năm học trái quy định hoặc chưa hợp lý năm học trước đã được chỉ đạo khắc phục quyết liệt để không tái diễn trong năm học 2014-2015. Thực tế đã có những chuyển biến tích cực nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, có trường vẫn còn tình trạng “lách” quy định để thu không đúng với tinh thần chỉ đạo. Không ít phụ huynh miễn cưỡng đồng ý nộp vì có tâm lý nghi ngại nếu không thì con mình sẽ bị “để ý”.

Bàn giao nhà bán trú dân nuôi điểm trường Thùng Lùng

(HBĐT) - Sáng 24/9, Báo Điện tử Trí thức trẻ - SOHA.VN phối hợp với Báo Hoà Bình, Huyện đoàn Đà Bắc tổ chức lễ bàn giao nhà bán trú dân nuôi điểm trường Thùng Lùng, xóm Thùng Lùng, xã Tân Pheo (Đà Bắc). Dự lễ bàn giao có đại diện Tỉnh đoàn Hoà Bình, Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc, xã Tân Pheo.

Huyện Yên Thủy: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 

(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy khẳng định: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là mục tiêu quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm ở địa phương.

Trẻ em Noong Luông vượt khó vươn lên trong học tập

(HBĐT) - Em Hà Ngọc Châu, học sinh lớp 8 trường THCS Noong Luông (Mai Châu) là một trong những điển hình về tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. Sinh ra trong gia đình nghèo, hàng ngày, ngoài đến trường, em còn giúp cha mẹ việc đồng áng, gia đình. Vượt qua nhiều khó khăn, 8 năm em đều phấn đấu và đạt học sinh giỏi cấp trường. Hiện, em tham gia công tác Đoàn, Đội và là Liên đội trưởng.

Cơ hội học nghề, giải quyết việc làm ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Đồng chí Đào Anh Tuấn, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, những năm qua, huyện Kim Bôi đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài huyện mở nhiều lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

Trường THCS Yên Trị trưởng thành trong gian khó

(HBĐT) - Là một trong những ngôi trường được thành lập sớm của huyện Yên Thủy, suốt chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy và trò trường THCS Yên Trị đã viết lên những thành tích đáng tự hào. Với bề dày thành tích được bồi đắp nhiều năm các thầy, cô giáo và các em học sinh nhà trường hôm nay vẫn miệt mài viết tiếp, tô thắm thêm những trang sử vàng truyền thống của nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục