Chị em phụ nữ sau khi học nghề đã có việc làm tại HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu).

Chị em phụ nữ sau khi học nghề đã có việc làm tại HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu).

(HBĐT) - Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) phải gắn với thực tiễn của địa phương, thời gian qua, Trung tâm dạy nghề huyện Mai Châu luôn chú trọng khâu thực hành trong công tác đào tạo nghề và trang bị kiến thức KH -KT giúp LĐNT chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp, có được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng NTM...

 

Chị Nguyễn Thị Huyền ở xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu được tham gia lớp học nghề dạy may công nghiệp do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy, cô nên trong 3 tháng, chị Huyền đã được tiếp thu các kỹ thuật thêu, dệt thổ cẩm và cách sử dụng máy may. Chị Huyền chia sẻ: “Cái hay của lớp học là mình được thực hành nhiều, từ khâu đơn giản đến quy trình hoàn thiện sản phẩm. Chính vì thế, kết thúc khóa học ai cũng có thể áp dụng nghề đã học vào thực tế để làm ăn. Có được nghề mới, chị em được nhận về HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu làm việc. Từ đây, các chị em có thể làm ra những sản phẩm đẹp và đa dạng như: ví, túi xách, con thú, khăn trải bàn... Các sản phẩm này ngoài tiêu thụ tại địa phương còn được đưa ra các thị trường lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và sang nước ngoài. Trung bình mỗi người có thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng /tháng, từ nghề này chị em đã có thêm thu nhập cho gia đình”.

 

Thời gian qua, nhiều học viên của các lớp dạy nghề do Trung tâm day nghề huyện mở đều đã có việc làm. Nhằm tạo thu nhập cho LĐNT, đáp ứng tiêu chí về nâng cao thu nhập cho người nông dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong quá trình xây dựng NTM, Trung tâm dạy nghề đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn trên địa bàn khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, đồng thời đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ KH -KT trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp như: mở  lớp về kỹ thuật gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, kỹ thuật chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Nhờ đó đã giúp người nông dân có việc làm và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong 9 tháng qua, Trung tâm dạy nghề huyện Mai Châu đã mở được 7 lớp nghề, thu hút trên 190 học viên theo học, trong đó chủ yếu là các ngành, nghề về: tin học văn phòng; thêu, dệt thổ cẩm truyền thống; sửa chữa máy nông nghiệp;  kỹ thuật chăn nuôi gà hữu cơ, nuôi ong lấy mật... Thực tế cho thấy, đa số các học viên đã thành công trong áp dụng kiến thức đã được học ngay sau khi hoàn thành khóa đào tạo đã tìm được việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc tự tạo việc làm tại chỗ.

 

Xác định dạy nghề cho LĐNT nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao tay nghề cho người dân, hiện nay, Trung tâm dạy nghề huyện Mai Châu tiếp tục tổ chức điều tra, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn LĐNT. Xác định kịp thời nhu cầu học nghề, sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, thị trường lao động trên địa bàn, trên cơ sở đó xác định danh mục nghề đào nghề phù hợp. Đồng thời, Trung tâm đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT, phối hợp với các xã, thị trấn, cơ quan truyền thông tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các cơ chế, chính sách hỗ trợ LĐNT, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách trong vấn đề học nghề, tạo việc làm; khuyến khích xã hội hóa công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho LĐNT...

 

Tuy đã đạt hiệu quả cao nhưng hiện công tác dạy nghề trên địa bàn huyện vẫn còn gặp không ít những khó khăn, trong đó đáng chú ý là: Cơ sở vật chất của Trung tâm dạy nghề chưa được xây dựng nên việc liên kết dạy nghề với các trường trung cấp, cao đẳng nghề còn gặp nhiều khó khăn; việc mở lớp học nghề phải thuê địa điểm; các thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề thường xuyên phải chuyển lưu động đến Trung tâm HTCĐ các xã để lắp đặt trước khi dạy nghề... Điều đó đòi hỏi công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cần sớm khắc phục những hạn chế, thu hút  người dân đến với cơ sở đào tạo nghề, giúp họ có một nghề phù hợp với điều kiện hiện nay.

 

 

                                                                            Hoàng Huy

 

 

 

Các tin khác

Các tập thể, cá nhân nhận bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn năm học 2013 - 2014.
Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra việc thực hiện công tác QLNN đối với lĩnh vực GD&ĐT tại Sở GD&ĐT.
Một giờ luyện chữ của học sinh lớp 1 trường tiểu học Cao Sơn A (huyện Đà Bắc).
Đội ngũ CB, GV và học sinh trường THCS Nhuận Trạch (Lương Sơn) luôn có nhiều nỗ lực, phấn đấu trong phong trào thi đua “Hai tốt”,  hàng năm đều có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.

Niềm vui ngôi trường mới nơi vùng cao Ngọc Sơn

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, nơi trường PT liên cấp THCS-THPT Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đặt điểm trường chia sẻ: Vui nhất là các em học sinh nhưng cấp uỷ, chính quyền và bà con các dân tộc 3 xã nơi vùng cao (Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu) cũng phấn khởi không kém.

20 tân sinh viên tỉnh ta được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

(HBĐT) - Vừa qua, 20 tân sinh viên tỉnh ta cùng với 102 tân sinh viên vượt khó, học giỏi 6 tỉnh Tây Bắc đã được nhận học bổng Tiếp sức đến trường tại Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái.

Tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh và cuộc thi sáng tạo năm 2014

Ngày 26/9, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2014 - 2015 và cuộc thi sáng tạo năm 2014. Tới dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo, đại diện Hội Khuyến học tỉnh, các huyện, thành phố, Công an tỉnh, Bộ CHQS, Ban Dân tộc tỉnh.

Thành phố Hòa Bình chấn chỉnh các khoản thu năm học 2014-2015

(HBĐT) - Đầu năm học cũng là thời điểm nhiều phụ huynh lo lắng sao cho đủ tiền đóng góp cho con. Trên địa bàn TP. Hòa Bình, tình trạng thu đầu năm học trái quy định hoặc chưa hợp lý năm học trước đã được chỉ đạo khắc phục quyết liệt để không tái diễn trong năm học 2014-2015. Thực tế đã có những chuyển biến tích cực nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, có trường vẫn còn tình trạng “lách” quy định để thu không đúng với tinh thần chỉ đạo. Không ít phụ huynh miễn cưỡng đồng ý nộp vì có tâm lý nghi ngại nếu không thì con mình sẽ bị “để ý”.

Bàn giao nhà bán trú dân nuôi điểm trường Thùng Lùng

(HBĐT) - Sáng 24/9, Báo Điện tử Trí thức trẻ - SOHA.VN phối hợp với Báo Hoà Bình, Huyện đoàn Đà Bắc tổ chức lễ bàn giao nhà bán trú dân nuôi điểm trường Thùng Lùng, xóm Thùng Lùng, xã Tân Pheo (Đà Bắc). Dự lễ bàn giao có đại diện Tỉnh đoàn Hoà Bình, Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc, xã Tân Pheo.

Huyện Yên Thủy: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 

(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy khẳng định: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là mục tiêu quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục