Trường PT DTNT THPT tỉnh từng là đơn vị anh hùng, một trong những “địa chỉ đỏ” của sự nghiệp GD &ĐT Hoà Bình đã và đang tiếp tục được đầu tư về nhiều mặt.

Trường PT DTNT THPT tỉnh từng là đơn vị anh hùng, một trong những “địa chỉ đỏ” của sự nghiệp GD &ĐT Hoà Bình đã và đang tiếp tục được đầu tư về nhiều mặt.

(HBĐT) - Cứ đến tháng 11, khi các trường học trong tỉnh có những hoạt động hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), những nhà giáo ưu tú, cựu giáo chức hiện đang sinh sống tại Hòa Bình - từng có mặt trong “đoàn quân tình nguyện” năm 1959 lại bồi hồi nhớ về những năm tháng đáng nhớ ấy. Đó là vào tháng 9/1959, cách đây 55 năm, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, 860 giáo viên ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ tình nguyện lên phục vụ sự nghiệp giáo dục 10 tỉnh miền núi.

 

Trước khi “thượng sơn”, những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - giáo dục còn được gặp Bác Hồ kính yêu. Mỗi người, trong hành trang đi lên các tỉnh còn chồng chất những khó khăn, gian khổ cùng bao thách thức chờ đón là lời căn dặn của Bác: “Công tác ở miền núi có nhiều khó khăn... nhưng các cô, các chú cần xung phong đến nơi, đến chốn. Cần có tinh thần bền bỉ, quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ”.

 

Cùng với hàng trăm nhà giáo trẻ lên các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... năm ấy đã có hơn 100 nhà giáo từ Thanh Hóa, Sơn Tây, trường Sư phạm T.Ư lên với giáo dục Hòa Bình. Có người đã từng dạy học nhiều năm ở Thanh Hóa như nhà giáo ưu tú Trần Mạnh Hòa - hiện sinh sống ở phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình; có người mới rời giảng đường như nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Song, hiện sinh sống ở phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình. Hoặc có người chẳng quản ngại thân gái dặm trường như cô giáo trẻ từ thành cổ Sơn Tây Nguyễn Thị Vũ (hiện sống ở thành phố Hòa Bình) … Mỗi người một điều kiện, hoàn cảnh nhưng đều có chung bầu nhiệt huyết, khát khao được cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” ở tỉnh, thời điểm mà hệ thống GD của tỉnh còn quá mỏng. Bước chân của những nhà giáo đã đi đến, lập nghiệp và làm công tác giảng dạy ở khắp các Mường: Bi, Vang, Thàng, Động. Có người ngược sông Đà lên dạy học ở vùng cao Mai Châu, Đà Bắc hoặc những miền quê heo hút khó khăn trăm bề ở Lạc Thủy, Yên Thủy. Với tâm nguyện, tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì sự nghiệp giáo dục dân tộc, miền núi, các thầy, cô giáo đã vượt qua nhiều gian khó, hòa mình vào sức mạnh của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc, từng bước gây dựng sự nghiệp GD miền núi Hòa Bình phát triển. Biết bao tên các thầy, cô giáo gắn với bao ngôi trường, bao miền quê trong tỉnh và trong những năm tháng đó đã nhen lên ngọn lửa tâm huyết với “con chữ” cho biết bao thế hệ học sinh Hòa Bình. Nhiều nhà giáo, từ ngày khởi đầu gian nan đó đã gắn bó cả cuộc đời mình đối với sự nghiệp GD &ĐT và quê hương Hòa Bình.

 

Ngày nào, sự nghiệp GD &ĐT còn mỏng, yếu và manh mún, sau những nỗ lực không mệt mỏi của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, nhất là sự cố gắng, phấn đấu của ngành GD &ĐT (cả những người đặt những viên gạch đầu đó), sự nghiệp GD tỉnh đã có những bước tiến, phát triển thật sự. Qua thăng trầm cùng những khúc ngoặt khác nhau, nhất là sau sự kiện tái lập tỉnh (năm 1991), bức tranh GD &ĐT tỉnh đã có những thay đổi cả về lượng và chất. Quy mô, mạng lưới trường học phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Năm học này, toàn tỉnh đã có 733 trường MN, tiểu học, THCS, THPT, trường PTDTNT THCS, các trung tâm, trường chuyên nghiệp và 210 TTHTCĐ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD các cấp phát triển mạnh. Trình độ đào tạo và chất lượng của đội ngũ nhà giáo từng bước đã được nâng cao: trình độ trên chuẩn về đào tạo với giáo viên GDMN chiếm 41,8%, GD tiểu học chiếm 64,2%, THCS chiếm 47,5%; PT dân tộc nội trú THCS chiếm 62,9%, THPT chiếm 8,1%.  GD chuyên nghiệp chiếm 52,7%. Toàn tỉnh đã có 210 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 29,6%. Năm học vừa qua, tỉnh ta có 187 học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực; đã có 2.469 thí sinh đỗ ĐH, CĐ, đạt tỷ lệ 40,26% (tính đến tháng 10/2014). Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được đầu tư thoả đáng. Tính đến đầu năm học 2014 -2015, tỉnh có 8.649 phòng học, trong đó có 7.238 phòng học kiên cố, chiếm 83,7%, phòng học bán kiên cố 1.308 phòng. Ngành đã triển khai tốt các CVĐ, phong trào thi đua và đã xây dựng được các điển hình tiên tiến, tập thể xuất sắc. Tới nay, tỉnh ta đã có 1 nhà giáo nhân dân và 43 nhà giáo ưu tú. Nhiều trường tạo được ấn tượng tốt đối với toàn quốc như đơn vị anh hùng: PT DTNT THPT tỉnh, THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, MN Đồng Tâm (Lạc Thuỷ), xã Ngổ Luông anh hùng... GD Hoà Bình tạo được sức bật đáng kể không chỉ tính trong các tỉnh miền núi phía Bắc mà đã có tầm lan toả cấp toàn quốc. 6 năm học liên tiếp gần đây, GD&ĐT tỉnh được nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD &ĐT.

 

 

 

 

                                                                              Bùi Huy

 

 

Các tin khác

Đội ngũ CB, GV, học sinh nhà trường phát huy truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển cùng nỗ lực, phấn đấu trong các phong trào thi đua, xứng đáng là trường chuẩn quốc gia. Ảnh: P.V
Một giờ thực hành môn hóa học của cô và trò trường THPT Ngô Quyền.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2014 cho trường THPT Ngô Quyền.
Trường phổ thông dân tộc nội trú Đà Bắc được đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu giảng dạy - học tập của giáo viên và học sinh.

Hội nghị điển hình tiên tiến khối GDTX giai đoạn 2010-2014

(HBĐT) - Ngày 11/11, tại TTGDTX huyện Mai Châu, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến khối GDTX tỉnh giai đoạn 2010-2014. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, Công đoàn GD ngành, UBND huyện Mai Châu và các tập thể, cá nhân khối GDTX trên địa bàn tỉnh.

Trường THPT Cù Chính Lan kỷ niệm 50 năm thành lập 

(HBĐT) - Ngày 12/11, trường THPT Cù Chính Lan tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1964 – 2014) và 32 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Dự buổi lễ có lãnh đạo, đại diện các sở, ban, ngành, huyện Lương Sơn, Kim Bôi và đông đảo thế hệ giáo viên qua các thời kỳ, cựu học sinh...

Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật khai giảng năm học 2014-2015

(HBĐT) - Ngày 12/11, Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2014-2015 và kỷ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Đường đến trường - qua rồi những gian nan

(HBĐT) - Suối Nánh Là một trong những xã xa nhất của huyện Đà Bắc. Đời sống KT - XH của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Do vậy đã từng có thời kỳ “con chữ“ ở Suối Nánh bấp bênh như cuộc sống khốn khó của người dân...

Điểm sáng từ mô hình dạy kiến thức và dạy nghề

(HBĐT) - Năm học 2014 - 2015, Trung tâm GDTX huyện Lương Sơn đón nhận gần 120 học viên vào lớp 10 với tổng số học viên toàn trung tâm trên 300 học viên gồm 3 khối lớp 10, 11, 12. Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục, phát triển các loại hình phối hợp đào tạo kết hợp dạy kiến thức và dạy nghề, Trung tâm luôn nỗ lực, cố gắng đảm bảo duy trì, giữ vững quy mô trường, lớp, được ghi nhận là một trong những trung tâm vững mạnh trong hệ thống GDTX của tỉnh.

Trường THPT Cù Chính Lan 50 năm xây dựng và trưởng thành

(HBĐT) - Tháng 8/1964, trước yêu cầu học tập của con em nhân dân vùng Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy... Bộ GD &ĐT quyết định thành lập trường cấp III Cù Chính Lan, nay là trường THPT Cù Chính Lan (Lương Sơn). Đây là trường cấp III thứ hai ở tỉnh ta tại thời điểm đó (sau trường THPT Hoàng Văn Thụ). Buổi ban đầu, trường có 3 lớp (77 học sinh). Từ đó đến nay, dù trải qua bao thăng trầm với nhiều tên gọi khác nhau, bao lần di chuyển địa điểm cùng muôn vàn khó khăn về cơ sở trường lớp nhưng các thế hệ thầy và trò nhà trường luôn phấn đấu làm theo lời Bác Hồ dạy “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt -học tốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục