(HBĐT) - Ngày 30/1/2004, Hội nạn nhân CĐDC /dioxin Việt Nam và một số nguyên đơn gửi đơn tại Toà án sơ thẩm quận Brooklyn, bang New York (Hoa Kỳ) kiện 37 công ty hoá chất Mỹ đã sản xuất và cung cấp hóa chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

 

Đây là lần đầu tiên người Việt Nam nộp đơn ra Toà án Mỹ để kiện các công ty Mỹ. Vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam là vụ kiện có rất đông nguyên đơn là người nước ngoài tiến hành tại Mỹ, theo luật pháp Mỹ và do quan tòa Mỹ xét xử. Đây là vụ kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử ngành tư pháp Mỹ.  

Vụ kiện kéo dài hơn 5 năm, qua các cấp sơ thẩm, phúc thẩm và ngày 2/3/2009, Toà án tối cao liên bang Mỹ tuyên bố không thụ lý đơn kiện của các nguyên đơn.  

Việc từ chối thụ lý đơn kiện của Tòa án Mỹ là bất công, là sự bất chấp thực tế khách quan. Dư luận Mỹ và dư luận thế giới rất bất bình về thái độ thiên vị và thiếu tôn trọng công lý của Tòa án Mỹ - những điều mà Mỹ thường đem đi rao giảng khắp nơi.  

Mặc dù Tòa án Mỹ từ chối thụ lý đơn kiện của các nạn nhân CĐDC Việt Nam, nhưng vụ kiện đã giành được thắng lợi quan trọng về nhiều mặt.  

Trước hết, Hội nạn nhân CĐDC /dioxin Việt Nam đã vượt qua các rào cản đó là sự phản đối của các công ty hoá chất và Chính phủ Hoa Kỳ về nội dung kiện và tư cách của Hội để đưa vụ kiện ra Tòa án Mỹ.  

Hai là, vụ kiện đã vạch trần trước dư luận thế giới âm mưu che đậy tội ác của Mỹ trong tiến hành chiến tranh hoá học bằng luận điệu “chỉ dùng chất diệt cỏ để khai quang”.  

Ba là, làm cho nhân dân trong nước và thế giới hiểu rõ hơn về thảm họa da cam ở Việt Nam; thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước, dư luận quốc tế và dư luận Mỹ; hình thành các phong trào mang tính quốc tế đấu tranh chống chiến tranh hoá học, đòi Mỹ bồi thường thiệt hại cho nhân dân Việt Nam.  

Bốn là, làm cho chính giới lập pháp, hành pháp Mỹ có chuyển biến bước đầu, thừa nhận trên thực tế trách nhiệm của họ thể hiện qua việc chấp nhận phối hợp thanh khiết các điểm nóng...

 Vì những lý do chính trị, pháp lý, xã hội, kinh tế, Chính phủ và các công ty hoá chất Hoa Kỳ không dám công khai thừa nhận trách nhiệm pháp lý của họ. Nhưng trên thực tế chính giới Mỹ đã có những động thái chuyển biến bước đầu.

 

 

                                                       

                                                                  P.V (TH) 

 

 

 

 

Các tin khác

Cán bộ LĐ -TB&XH xã Hòa Sơn (Lương Sơn)  thăm hỏi gia đình  ông Nguyễn Thế Mô, thôn Bùi Trám bị nhiễm chất độc  hóa học.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phấn đấu vận động ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh đạt trên 1 tỷ đồng

(HBĐT) - Hội đồng bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 81 về việc vận động ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Hòa Bình năm 2016.

Triển khai kế hoạch phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016- 2020

(HBĐT) - Sáng 15/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai kế hoạch phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình (PKBSGĐ) giai đoạn 2016- 2020. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam, UV BCH T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

 Bài 2: Tìm lời giải cho tình trạng ô nhiễm môi trường từ các trại nuôi

(HBĐT) - Ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi đã ở mức báo động, cấp bách xử lý và đòi hỏi phải kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục bởi hơn lúc nào hết, nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bộ phận cộng đồng dân cư.

Kiểm tra 15 cơ sở sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 278 cơ sở SX-KD vật tư nông nghiệp và các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của người lao động Việt Nam

(HBĐT) - Đây là một nội dung của Thông tư số 10/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2015/NĐ-CP về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, sẽ có hiệu lực từ ngày 13/8/2016. Cụ thể:

Hiểm họa đến từ các trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Quyết định số 697/QĐ - UBND ngày 24/3/2016 của UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý thời hạn đến tháng 12/2016. Đáng chú ý, trong 26 cơ sở thuộc danh sách có tới 9 cơ sở là các trại chăn nuôi gà, lợn tập trung. Hậu quả của tình trạng chăn nuôi không thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường là những tác động tiêu cực đối với môi trường đất, nước, không khí, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục