Chăn nuôi gia cầm theo quy trình an toàn sinh học, khép kín là hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường. ảnh: Trang trại chăn nuôi gà quy mô tập trung tại xã Dân Hạ (Kỳ Sơn).

Chăn nuôi gia cầm theo quy trình an toàn sinh học, khép kín là hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường. ảnh: Trang trại chăn nuôi gà quy mô tập trung tại xã Dân Hạ (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi đã ở mức báo động, cấp bách xử lý và đòi hỏi phải kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục bởi hơn lúc nào hết, nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bộ phận cộng đồng dân cư.

 

Không khoan nhượng với hành vi gây ô nhiễm môi trường 

Bằng những nỗ lực từ phía ngành chức năng, trong thời gian gần đây, hành vi xả thải ra môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nói chung, các cơ sở chăn nuôi nói riêng trên địa bàn tỉnh đã bị phát hiện, xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ môi trường, trong đợt kiểm tra chuyên đề cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường vào tháng 6 vừa qua đã kiểm tra đối với 3 cơ sở, bao gồm điểm tập kết, trung chuyển lợn của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Phượng, xã Cao Dương (Lương Sơn), trại chăn nuôi lợn của ông Lê Huy Toàn, thôn Bãi, xã Kim Bình (Kim Bôi), Chi nhánh công ty CP thương mại Bảo An tại xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy). Hầu hết các cơ sở đều mắc lỗi trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nghiêm trọng nhất là cơ sở trại chăn nuôi của ông Nguyễn Huy Toàn, xóm Bãi, xã Kim Bình (Kim Bôi). Trại này chăn nuôi lợn vượt công suất theo cam kết BVMT đã được phê duyệt. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chưa đảm bảo, nước thải sau bể bioga được đưa ra ao sinh học không có lót đáy sau đó thải ra môi trường gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Trại cũng chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất thải nguy hại để cùng với máy phát điện, chưa phân loại chất thải. Trước đó, chi cục BVMT, thanh tra Sở TN & MT đã kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về BVMT và việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 176/QĐ – XPVPHC ngày 17/5/2016 của Tổng cục Môi trường tại Trại chăn nuôi lợn của hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc Sáng tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn). Cơ sở này đã vi phạm hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường, mức xử phạt 194 triệu đồng. Cơ sở hiện đã nộp tiền xử phạt 60 triệu đồng, tổng số tiền phạt còn lại sẽ phải nộp trong thời gian tới. Hộ ông Sáng cũng đang khẩn trương xây dựng các công trình xử lý môi trường để khắc phục theo yêu cầu.  

Cùng thời gian này, Thanh tra Sở TN & MT đã phối hợp với UBND các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn thanh, kiểm tra 11 cơ sở chăn nuôi. Cá biệt, tại huyện Lương Sơn qua thanh, kiểm tra 9 cơ sở có 7 cơ sở vi phạm, các lỗi chủ yếu là hệ thống xử lý môi trường không đảm bảo dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường xung quanh. 7 cơ sở bao gồm công ty TNHH Thành Long, xóm Tốt Yên, xã Cư Yên; hộ ông Thái Ngô Đức, thôn Suối Cốc, xã Hợp Hòa; hộ ông Chu Văn Minh, thôn Suối Dè, xã Cư Yên; công ty TNHH Phát triển Minh Thành, thôn Vệ An, xã Cao Thắng; hộ ông Nguyễn Đình Hồng, thôn Trại Bổng, xã Hợp Châu; hộ ông Nguyễn Văn Tiến, xóm 3/2A, xã Thành Lập; hộ ông Phùng Văn ứng, thôn Ngái Om, xã Cao Dương. Các cơ sở vi phạm hiện đã bị tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi khắc phục xong và nhận được văn bản chấp thuận cho hoạt động trở lại của UBND huyện.  

Phát triển chăn nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi trường  

Một dẫn chứng cho hiểm họa ô nhiễm môi trường từ khu vực chăn nuôi là rất lớn bởi theo tính toán, bình quân mỗi con lợn xả thải khoảng 40 lít nước/ngày. Số lượng đàn lợn nuôi tại các trang trại bình quân khoảng 1.000 con/2 lứa/năm. Tại các huyện vùng trang trại, gia trại chăn nuôi trọng điểm, tổng đàn lợn thịt dao động từ 39.000 – 40.000 con, 9.300 con lợn nái sinh sản và gần 2,3 triệu con gia cầm. Với sự vào cuộc của các cấp, ngành hữu quan trong việc thanh, kiểm tra, xử lý các cơ sở chăn nuôi vi phạm gây bức xúc dư luận, tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang được hạn chế. Tuy nhiên, để ngăn chặn tận “gốc” nguy cơ ô nhiễm môi trường, cơ sở chăn nuôi cần tuân thủ đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo với công suất. Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thường thì sau khi đi vào hoạt động, các trại chăn nuôi lợn biến động về quy mô theo hướng tăng lên. Với tổng đầu đàn tăng theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, hộ gia đình chăn nuôi cần bổ sung thêm công trình bioga xử lý chất thải để tránh tình trạng vượt công suất, gây hậu quả ô nhiễm môi trường. Bên cạnh doanh nghiệp, hộ gia đình chăn nuôi bị xử lý, bắt buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn nhất định, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đồng thời không cấp chứng nhận về an toàn dịch bệnh đối với cơ sở trại chăn nuôi nếu chưa hoàn thành khắc phục các lỗi về an toàn dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.  

Để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu về lĩnh vực chăn nuôi theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cùng với việc thực hiện các mục tiêu cụ thể, tỉnh ta luôn gắn vấn đề đảm bảo an sinh xã hội với BVMT. Theo đó, tỉnh đang tập trung đầu tư KH-KT đối với chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp, đồng thời khuyến khích các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng quy trình an toàn dịch bệnh và khép kín, áp dụng VietGap trong chăn nuôi. Về môi trường trong chăn nuôi, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xử lý môi trường, xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường chăn nuôi đảm bảo kiểm soát được ô nhiễm môi trường, phù hợp với thực tiễn sản xuất và khả năng đầu tư của người chăn nuôi. Khuyến cáo áp dụng công nghệ đa mục đích trong xử lý chất thải chăn nuôi như cung cấp điện năng, phân bón sạch chất lượng cao, trong đó cần chuyển giao đầy đủ công nghệ biogas, đệm lót sinh học và các công nghệ khác cho loại hình chăn nuôi. Có chính sách hỗ trợ kỹ thuật và một phần kinh phí xây dựng ban đầu (sau đầu tư) để người chăn nuôi xây dựng, cải tạo chuồng trại có hệ thống xử lý môi trường phù hợp.

                                                                            

                                                                           Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục