Với hệ thống xử lý chất thải vượt công suất, nước thải chăn nuôi từ trại chăn nuôi lợn nái hậu bị xóm Bãi, xã Kim Bình (Kim Bôi) ngấm đọng thành vũng gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đối với cộng đồng dân cư.
(HBĐT) - Quyết định số 697/QĐ - UBND ngày 24/3/2016 của UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý thời hạn đến tháng 12/2016. Đáng chú ý, trong 26 cơ sở thuộc danh sách có tới 9 cơ sở là các trại chăn nuôi gà, lợn tập trung. Hậu quả của tình trạng chăn nuôi không thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường là những tác động tiêu cực đối với môi trường đất, nước, không khí, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Bài 1: Thực trạng và những hệ lụy ô nhiễm môi trường
Chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng tập trung ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường hàng hóa. Mặt khác, với sự gia tăng các trại nuôi về mặt quy mô, công trình xử lý ô nhiễm môi trường ở không ít cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đã vượt quá công suất thiết kế ban đầu dẫn đến tình trạng hệ thống xử lý chất thải có duy trì nhưng chưa hiệu quả.
Hiện trạng các trại chăn nuôi
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 57 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bao gồm 3 trại chăn nuôi gà giống khép kín, tập trung ở các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, quy mô từ 9.000 - 100.000 con, 15 trại chăn nuôi gà thương phẩm của công ty TNHH Japfacomfeed Việt Nam tại các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc, quy mô 6.000 - 8.000 con, 8 trại gà thịt của công ty CP Việt Nam tại huyện Lương Sơn, quy mô 3.000 - 8.000 con. 12 trại thuộc chi nhánh công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam Broiler Business Hà Nội tại huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy. Các trại nuôi lợn trên địa bàn tỉnh gồm 19 trại nuôi tại các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn. Có một thực tế là nhiều cơ sở chăn nuôi chưa có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đảm bảo, kể cả hình thức xử lý cưỡng bức và xử lý tự nhiên, đơn cử như bể chứa nước thải không có tấm lót, ao sinh học dẫn đến những ảnh hưởng đối với môi trường vệ sinh chăn nuôi. Bên cạnh đó, vấn đề cây xanh xung quanh khu vực chăn nuôi cũng chưa được doanh nghiệp, hộ gia đình chăn nuôi chú trọng.
Đồng chí Trần Tiến Trường, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Hầu hết các trại chăn nuôi khi đầu tư trên địa bàn tỉnh đều có xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi cũng như thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Công trình biogas là một trong những hạng mục đầu tiên được các trại chăn nuôi xây dựng. Tuy nhiên, cùng với thời gian đi vào hoạt động, tổng đàn lên, xuống thường xuyên, chủ yếu do gia tăng số lượng đầu đàn đã phát sinh yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường, chất thải chăn nuôi.
Những hệ lụy ô nhiễm môi trường
Trại chăn nuôi lợn nái hậu bị của ông Lê Huy Toàn, xóm Bãi, xã Kim Bình (Kim Bôi) nằm ở vị trí không quá xa so với KDC và khoảng cách từ nơi xả chất thải chăn nuôi càng gần hơn so với diện tích đất canh tác nông nghiệp của các cư dân xóm Vố và xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi. Đưa chúng tôi đi kiểm tra thực tế tại khu vực xả thải trại nuôi này, anh Bùi Văn Phục, một người dân xóm Bãi cho biết: Cơ sở chăn nuôi hoạt động cách đây chừng hơn 1 năm. Quy trình an toàn phòng dịch ở trại nuôi hết sức nghiêm ngặt theo kiểu nội bất xuất, ngoại bất nhập nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh nảy sinh nhiều bức xúc. ở cách xa trại nuôi gần km vẫn hít phải mùi chất thải của lợn lẫn trong không khí.
Mục sở thị tại khu vực trại nuôi, những gì chúng tôi thấy là mùi phân lợn, nước thải vệ sinh chuồng trại sặc sụa phát tán theo hướng gió. Trèo qua bức tường cao gần 2 m quan sát thấy hố chứa thải vừa được đào khoảng hơn 1 tháng nhưng sơ sài và không được che đậy. Tiếp đó, ngay sau bức tường là nước thải chăn nuôi ngấm đọng thành những vũng to, vũng nhỏ. Nghiêm trọng hơn, nước thải từ trại lợn ngấm ra con mương thủy lợi làm hàng chục chân ruộng lúa vụ mùa thiệt hại, bị ảnh hưởng về năng suất. Cụ thể là ở vụ chiêm - xuân 2016, hàng chục hộ dân xóm Bôi Câu và xóm Vố, mất trắng khoảng 5.000 m2 diện tích lúa vì nước thải chăn nuôi từ trại nuôi này ngấm vào ruộng gây hiện tượng lốp lúa, không cho thu hoạch. ông Bùi Văn Diễn, Chủ tịch UBND xã Kim Bôi cho biết: Nước thải từ khu vực trại lợn chảy ra không những thiệt hại cho sản xuất mà còn làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, một số hộ dân gần trại lợn bức xúc phản ảnh nước giếng đào có mùi hôi khó chịu.
Tại huyện Lương Sơn được xem là trọng điểm trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, tuy chưa có đơn, thư khiếu kiện nhưng một số hộ dân sinh sống gần các trại chăn nuôi lợn đã phản ánh đến các cấp chính quyền về tình trạng doanh nghiệp, hộ gia đình trại nuôi gây ô nhiễm môi trường. Cá biệt có trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu xả thải trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Qua xác minh của cơ quan chức năng, nhiều trại chăn nuôi lợn, gà chưa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường khiến môi trường sống của người dân quanh khu vực bị ảnh hưởng. Có những trại chăn nuôi phải bồi thường cho những thiệt hại về lúa, hoa màu của hộ làm nông nghiệp trong quá trình xả thải hoặc hệ thống xử lý chất thải bị rò rỉ.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường là các trại lợn, tập trung ở huyện Lương Sơn, Kim Bôi và Lạc Sơn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các cơ sở tăng số lượng đầu đàn kéo theo hệ thống xử lý bị quá tải. Một số cơ sở chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, xả thải trực tiếp gây những tác động xấu cho môi trường. Thời gian gần đây, công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được coi trọng. Nhiều vụ việc cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường đã bị xử lý nghiêm, góp phần hạn chế, ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chăn nuôi.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám cho 385.000 lượt bệnh nhân, điều trị cho 71.700 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú 60.000 lượt bệnh nhân. Hoạt động khám, điều trị bệnh nhân ở các tuyến được đảm bảo, không xảy ra tai biến. Toàn tỉnh đã có 7.57.726 người tham gia BHYT, tăng 67.011 người (9,7%) so với cùng kỳ năm 2015, đạt 91,1% dân số.
(HBĐT) - Ngày 15/6/2016, Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC được ban hành hướng dẫn về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn hiện có 557 đơn vị với 63.983 người tham gia BHXH, BHYT, tăng 11 đơn vị và giảm 8,5% số người tham gia so với cùng kỳ năm 2015. Số tiền thu ước đạt 63 tỷ đồng, tăng 8% với cùng kỳ năm 2015.
(HBĐT) - Ngày 10/7, tại Hà Nội, Tổng hội Nông nghiệp & PTNT Việt Nam đã công bố 79 thương hiệu, sản phẩm được bình chọn “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2016. Trong đó, tỉnh ta có 2 sản phẩm được trao danh hiệu “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” là rau hữu cơ Lương Sơn và chè Giảo cổ lam của Công ty TNHH SX & KD giống cây trồng Phương Huyền.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn đã có nhiều nỗ lực nhưng việc thực hiện các mục tiêu về DS/KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ gia tăng về mức sinh và sinh con thứ 3 trong huyện tiếp tục tăng.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Chiên (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết, mức hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được quy định như thế nào?