Điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
(HBĐT) - Sáng 15/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai kế hoạch phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình (PKBSGĐ) giai đoạn 2016- 2020. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam, UV BCH T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình PKBSGĐ tại Việt Nam giai đoạn 2013- 2020” với mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình PKBSGĐ trong hệ thống y tế Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện. Giai đoạn 2013- 2015, Đề án triển khai thí điểm tại 8 tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Tiền Giang. Sau 3 năm triển khai đã đạt được một số kết quả bước đầu. Việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của PKBSGĐ được quan tâm. Thực hiện đào tạo nhân lực về y học gia đình, từ năm 2013- tháng 6/2015 đã cử 749 cán bộ đi học về y học gia đình. Đến tháng 12/2015 đã thành lập được 240 PKBSGĐ tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vượt chỉ tiêu đề ra Trong đó có 234 phòng khám công lập gắn với cơ sở khám chữa bệnh thuộc bệnh viện, phòng khám đa khoa công lập, trạm y tế (chiếm 98,33%) đã thực hiện thanh toán BHYT do các cơ sở khám chữa bệnh này đang được tham gia cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Các PKBSGĐ bước đầu đã tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng…Trên cơ sở kết quả bước đầu thực hiện Đề án giai đoạn 2013- 2015 và căn cứ thực tiễn mạng lưới y tế cơ sở ở nước ta hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình PKBSGĐ tại Việt Nam, giai đoạn 2016- 2020 với mục tiêu chung nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, đề ra mục tiêu cụ thể là nhân rộng và phát triển mô hình PKBSGĐ theo lộ trình đến năm 2020 có khoảng 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai mô hình PKBSGĐ trên phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời cũng đề ra một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Hoàn thiện mô hình PKBSGĐ; xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động của BSGĐ; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo nguồn nhân lực y học gia đình; nhân rộng và phát triển mô hình PKBSGĐ và tăng cường truyền thông về mô hình PKBDGĐ.
Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến của đại diện Bộ Y tế, các địa phương, chuyên gia y tế cộng đồng về các vấn đề nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế hoạt động của PKBSGĐ…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: PKBSGĐ là mô hình hay, hiệu quả đã được thực hiện và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ lâu. Ở nước ta, khi thực hiện thí điểm mô hình tuy đã đạt được một số kết quả ban đầu nhưng vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mặc. Thực tiễn ở nước ta, mô hình PKBSGĐ cũng đã hình thành từ lâu và hiện nay là mạng lưới trạm y tế phủ sẵn ở hơn 11.000 xã, phường trong cả nước có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có sẵn cơ sở vật chất. Khi mô hình BSGĐ lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế là có thể thực hiện ngay trên diện rộng. Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị: Trước mắt cần tăng cường năng lực khám chữa bệnh của các trạm y tế cơ sở. Tùy vào điều kiện thực tế mỗi địa phương để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp. Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ gắn với tăng cường kiến thức y học gia đình. Các địa phương chủ động, nỗ lực trong quá trình thực hiện. Cần rà soát để có cơ chế xây dựng lộ trình thực hiện mô hình PKBSGĐ phù hợp, trong đó quan trọng là đổi mới cơ chế tài chính cho y tế cơ sở…
PV
(HBĐT) - Theo mục tiêu của Bộ Y tế giao cho các địa phương trong công tác phòng và điều trị HIV/AIDS từ nay đến năm 2020 là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bệnh của bản thân; 90% người nhiễm HIV đủ điều kiện điều trị theo hướng dẫn được điều trị ARV. 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV với tải lượng vi rút dưới ngưỡng lây truyền. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm sự tác động của HIV đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Đến hết tháng 12/2015, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã được thành lập ở 61 tỉnh, thành phố (2 tỉnh Sơn La, Lai Châu chưa thành lập Hội); 593 huyện, quận; 6.341 xã, phường. Tổng số hội viên hơn 360.000 người.
(HBĐT) - Ngày 13/7, tại Trung tâm Giáo dục- lao động xã hội huyện Lạc Sơn, Tiểu ban Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Ban chỉ đạo 09 tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp số 33/QCLN- LĐTBXH-TP-YT-CA-TA liên ngành về phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện trên địa bàn tỉnh. Tham dự có lãnh đạo, chuyên viên các Sở Y tế, Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh cùng các đơn vị liên quan.
(HBĐT) - Đối với phụ nữ, không gì hạnh phúc hơn khi làm thiên chức người mẹ. Để con khỏe mạnh, thông minh thì việc chăm sóc mẹ và bé không chỉ trước khi mang thai, trong thời gian mang thai mà còn cả thời gian sau khi sinh. Vậy sau khi sinh, bà mẹ cần làm gì? Dưới đây là tư vấn của bác sỹ Đinh Hải Yến, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám cho 385.000 lượt bệnh nhân, điều trị cho 71.700 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú 60.000 lượt bệnh nhân. Hoạt động khám, điều trị bệnh nhân ở các tuyến được đảm bảo, không xảy ra tai biến. Toàn tỉnh đã có 7.57.726 người tham gia BHYT, tăng 67.011 người (9,7%) so với cùng kỳ năm 2015, đạt 91,1% dân số.
(HBĐT) - Ngày 15/6/2016, Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC được ban hành hướng dẫn về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.