(HBĐT) - Từ ngày 1/7, các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh triển khai phần mềm HIS của Tổng Công ty viễn thông Việt Nam (VNPT) trong khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT. Theo đó, mọi thông tin được công khai, rõ ràng để quản lý tốt bệnh viện, thuốc và quỹ BHYT.

 

Những năm trước đây, việc quản lý bệnh nhân ở các bệnh viện theo phương thức thủ công mất thời gian, gây tốn kém. Đơn vị nào thấy thích hợp phần mềm nào thì sử dụng. Cụ thể, các khoa, phòng trong bệnh viện làm việc riêng lẻ... do vậy, cán bộ chưa giám sát, kiểm tra và điều hành được công việc. Bệnh nhân đến khám sẽ phải nhận số thứ tự và chờ đến lượt, sau đó điều dưỡng gọi tên, kiểm tra (thuốc khám lần trước, thời gian sử dụng thẻ BHYT). Bác sĩ thăm khám, thực hiện lâm sàng (nếu có), kê toa. Bệnh nhân đến bàn nhận bệnh án vào sổ, đến quầy nhận thuốc... những thông tin này đều không được kết nối liên thông giữa các bệnh viện. Việc quản lý bệnh nhân ra, vào, khám BHYT không được kiểm soát. Do vậy, có bệnh nhân đến khám, điều trị cùng thời điểm 2-3 cơ sở để trục lợi thuốc BHYT. Mặt khác, ngành y tế cũng không quản lý được thuốc, quỹ BHYT, lượng bệnh nhân ra vào viện.

 

Được sự hỗ trợ của VNPT Việt Nam, từ ngày 1/7, ngành Y tế triển khai  đề án “Xây dựng và triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám - chữa bệnh thanh toán BHYT”.  Theo đó, bệnh nhân đến khám sẽ được lưu thông tin hành chính, mã thẻ BHYT, các đơn thuốc khám lần trước được gọi tên qua hệ thống gọi số tự động; bác sĩ kê toa trên máy tính với chữ viết rõ ràng. Việc áp dụng VNPT - HIS đã giúp bệnh nhân đỡ mất thời gian chờ đợi còn bệnh viện giảm nhân lực, tăng năng suất lao động và quan trọng là phục vụ người dân được tốt hơn. Phần mềm cho phép quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, xuyên suốt toàn hệ thống. Các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám có thể kế thừa dữ liệu bệnh án của bệnh nhân giúp quá trình khám, điều trị cho người bệnh được hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí cho người bệnh, giúp ngành BHXH thẩm định, quản lý hồ sơ thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tập trung. Cùng lúc, hệ thống y bạ điện tử do VNPT triển khai kết nối với hệ thống HiS sẽ giúp bệnh nhân đặt lịch khám mọi nơi, theo dõi thứ tự khám, nhắc lịch khám, thông báo kết quả xét nghiệm, cảnh báo uống thuốc, tìm bệnh viện, hiệu thuốc gần nhất...

 

Bác sĩ Dương Hải Thành,  Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi cho biết: Trước đây, chúng tôi quản lý bệnh viện, bệnh nhân, BHYT bằng cách thủ công. Từ khi triển khai phần mềm HIS đến nay, cán bộ, y - bác sĩ thuận tiện cập nhật dữ liệu và xử lý thông tin. Nhân lực  trong bệnh viện giảm đáng kể (giảm được 2 người vào sổ cấp cứu và 1 người thanh toán viện phí), đồng thời, quản lý bệnh nhân, thuốc và quỹ BHYT dễ dàng thuận lợi hơn. Đồng chí Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Sau khi triển khai thí điểm ứng dụng,      Sở Y tế đã thành lập tổ phụ trách, tiến hành tập huấn, cập nhật, sử dụng phần mềm. Đến nay, ngành đã triển khai được 88/210 trạm y tế xã, phường, thị trấn, 11 huyện, thành phố, còn bệnh viện tuyến tỉnh triển khai thực hiện đến hết tháng 7/2016. Qua triển khai gần 1 tháng nhiều đơn vị cũng thắc mắc phần mềm xử lý chậm. Một số bệnh viện tuyến huyện, xã lực lượng kỹ thuật không nhiều, nhiều người cao tuổi nên việc tiếp cận, cập nhật, xử lý thông tin khá chậm. Để khắc phục những hạn chế này, ngành Y tế sẽ cùng VNPT triển khai cải tiến, cập nhật cho phù hợp và cải tạo đường truyền tốt hơn để phục vụ nhân dân.

 

                                                                              Việt Lâm

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục