(HBĐT) - Hội đã phối hợp với Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bệnh viện T.ư Quân đội 108, Bệnh viện T.ư Huế và 28 tỉnh, thành Hội ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam điều tra, thống kê, lập hàng ngàn hồ sơ nạn nhân thuộc nhiều đối tượng, nhiều thế hệ và hồ sơ gia đình nạn nhân đặc biệt khó khăn.

 

Phối hợp với 17 tỉnh, thành Hội điều tra, thống kê nạn nhân thế hệ thứ 3. Phối hợp với 11 tỉnh, thành Hội lập 330 hồ sơ gia đình nạn nhân đặc biệt khó khăn. Phối hợp với Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga điều tra, khảo sát tình trạng sức khoẻ và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị phơi nhiễm dioxin là cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng và người thân của họ ở Công ty 78, Binh đoàn 15. Phối hợp với Tỉnh Hội Ninh Bình và Tây Ninh tổng điều tra thí điểm người bị hậu quả chất độc hoá học (theo tiêu chí mới do Bộ Y tế ban hành) cả 3 đối tượng: người tham gia kháng chiến, binh sĩ và viên chức chế độ Sài Gòn cũ, dân thường thuộc 3 thế hệ.

 

Hoạt động hợp tác khoa học với các nhà khoa học Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Nga và các nhà khoa học trong nước trong việc đánh giá hậu quả chất độc da cam/dioxin đối với sức khoẻ con người; phân tích các mẫu sinh phẩm chứa dioxin; cấp vốn, giống, kỹ thuật cho các gia đình nạn nhân trồng cây dó trầm tại điểm nóng dioxin A Lưới. Hợp tác với Tổ chức ABLE châu á TBD (Mỹ) và EDRT (Australia) triển khai 2 dự án khử độc tại Thái Bình và TP Hồ Chí Minh...

 

Từ tháng 8/2012, Hội chủ trì đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin; đề xuất phương hướng, giải pháp chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện”, mã số KHCN-33.9/11-15. Đề tài gồm 34 chuyên đề, nêu 6 nội dung, 7 giải pháp và 12 kiến nghị cụ thể về bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam. Đến tháng 1/2016, Đề tài đã được nghiệm thu ở cấp Nhà nước.

 

Những kết quả của hoạt động khoa học đã được sử dụng vào các mục đích: Chọn nguyên đơn đứng tên đại diện trong các vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam; chọn nạn nhân tiêu biểu tham gia các diễn đàn, giao lưu, hội nghị trong nước và quốc tế; làm căn cứ kiến nghị với Đảng, Nhà nước hoàn thiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam; giới thiệu nạn nhân, gia đình nạn nhân để các nhà tài trợ, báo chí giúp đỡ, biểu dương.

 

                                                                               (Còn nữa)

                                                                                P.V (TH)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục