(HBĐT) - Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Theo đó quy định đối với những người không được Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức mua thẻ BHYT sẽ phải mua thẻ BHYT theo hộ gia đình và khi mua BHYT sẽ được hưởng các quyền lợi theo Luật BHYT như: khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; được quỹ BHYT chi trả đối với các chi phí bao gồm: thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng theo quy định.
Từ ngày 1/6/2016, mức đóng BHYT theo hộ gia đình là: Người thứ nhất đóng 653.400 đồng, người thứ 2 đóng 457.380 đồng, người thứ 3 đóng 392.040 đồng, người thứ 4 đóng 326.700 đồng và từ người thứ 5 trở đi đóng đồng giá 261.360 đồng. Trong thời gian từ nay đến hết năm 2019, đối với hộ cận nghèo ngoài việc được Nhà nước hỗ trợ 70% phí mua thẻ thì Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” sẽ hỗ trợ thêm 20%. Do vậy, người thuộc diện hộ cận nghèo khi mua thẻ BHYT theo hộ gia đình chủ phải đóng 10% phí mua thẻ BHYT (tương đương với 65.340 đồng).
Sổ hộ khẩu gia đình chị Nguyễn Thị Mơ, xóm Dụ 7A, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) có 7 người gồm: bố, mẹ chồng, vợ chồng, 2 đứa con và 1 người em trai út chưa lập gia đình. Chị Mơ làm nông nghiệp, chồng và em trai là thợ xây. Bố, mẹ chị Mơ đã gần 70 tuổi, trước đây cũng đều làm lao động tự do nên chị Mơ muốn tham gia BHYT cho bố, mẹ để phòng khi đau ốm. Thế nhưng, khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực (từ ngày 1/1/2015) nếu muốn tham gia BHYT cho một người trong gia đình thì tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu (trừ những người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ) đều phải tham gia. Do vậy, nếu tham gia BHYT thì cả gia đình chị Mơ phải đóng hơn 3 triệu đồng/năm. Đối với gia đình làm nông nghiệp thì số tiền này không phải là nhỏ, vì vậy gia đình chị Mơ không tham gia BHYT.
Chị Mơ cho biết: “Tham gia BHYT để phòng những lúc ốm đau, bệnh tật có nguồn hỗ trợ chi trả. Chúng tôi vẫn biết nếu có điều kiện tham gia cho cả gia đình thì tốt hơn. Thế nhưng, trong hoàn cảnh kinh tế eo hẹp như gia đình tôi hiện nay thì việc cùng một lúc phải bỏ ra số tiền lớn như vậy là rất khó khăn”.
Để giảm bớt khó khăn, người tham gia BHYT được lựa chọn kỳ đóng (tính theo niên độ tài chính) để đăng ký: Đóng theo quý hoặc đóng 6 tháng/1 lần. Nhưng phải đóng vào nửa đầu của kỳ đã đăng ký. Cụ thể hơn khi tham gia BHYT hộ gia đình thì người tham gia BHYT sẽ được hưởng những quyền lợi sau: Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng; xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng; sử dụng thuốc, dịch truyền; máu và các chế phẩm của máu; các phẫu thuật, thủ thuật; chăm sóc thai sản và sinh đẻ; sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh. Đồng thời, được quỹ BHYT chi trả toàn bộ hoặc theo mức độ được hưởng về tiền khám, chữa bệnh. Được cán bộ có chuyên môn y tế khám bệnh, chữa bệnh và được chuyển đến bệnh viện tuyến trên khi bệnh nặng sẽ giảm được rất nhiều chi phí (80%, đặc biệt là giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã tăng như hiện nay) khi có người trong gia định bị ốm đau.
Kim Tuất
(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)
(HBĐT) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3072/BHXH-BT về tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HS-SV) năm 2016.
(HBĐT) - Triển khai thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn toàn tỉnh và thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế”, trong thời gian vừa qua, ngành y tế từ cấp xã, huyện, tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thay đổi thái độ từ “ban ơn” sang “phục vụ” nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
(HBĐT) - Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các nước trên thế giới. ở Việt Nam sốt xuất huyết xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 49 nghìn trường hợp, trong đó, 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, số mắc tăng cao và có nguy cơ lan rộng, tập trung tại một số tỉnh miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên (khu vực Tây Nguyên chiếm khoảng 50%). Đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ được giao, tính từ năm 2011 đến hết tháng 7/2016, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) - Công an tỉnh đã tham gia đoàn công tác liên ngành chống gian lận thương mại và hàng giả đã phối hợp kiểm tra 670 lượt cơ sở, phát hiện 350 lượt cơ sở vi phạm, đã lập biên bản xử phạt hành chính và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 538 triệu đồng, tịch thu hàng hoá, tiêu huỷ có tổng trị giá trên 98 triệu đồng.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc có khoảng 100 doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có 17 doanh nghiệp tham gia các loại hình bảo hiểm cho người lao động. Theo thống kê, còn 75 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
(HBĐT) - Ủy ban Hội LHTN huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ Hiến máu tình nguyện cấp huyện.