Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry cho thấy các hợp chất trong gừng và ớt tương tác được với nhau và có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

 

Các nhà khoa học thuộc Đại học Hà Nam (Trung Quốc) cho biết hợp chất 6-ginergol trong gừng có tác dụng vô hiệu hóa những tác hại của chất capsaicin trong ớt.
Theo Hiệp hội Hóa học Mỹ, gừng đã được chấp nhận rộng rãi là một thành phần tăng cường sức khỏe trong khi một chế độ ăn uống giàu capsaicin được cho làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Điều thú vị là các nhà nghiên cứu phát hiện cả capsaicin và 6-ginergol đều bám vào cùng một loại thụ thể của tế bào liên quan đến sự phát triển của khối u.
Các chuyên gia tiến hành thí nghiệm ở những con chuột dễ bị ung thư phổi, được cho bổ sung capsaicin hoặc 6-ginergol hoặc kết hợp cả hai.
Sau 20 tuần, tất cả chuột chỉ nạp capsaicin bị ung thư phổi, trong khi 50% số chuột được cho ăn 6-ginergol phát ung thư. Đáng ngạc nhiên, chỉ 20% những con chuột nạp cả capsaicin và 6-ginergol mắc ung thư.
 
                                                          Theo báo Thanh niên
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Lãnh đạo tỉnh làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

(HBĐT) - Chiều 19/9, tại Hà Nội, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Tham gia đoàn có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở Y tế, Tài chính, KH&ĐT, Văn phòng Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

Dịch Zika bủa vây, các bộ trưởng y tế ASEAN họp khẩn

Chiều 19/9, Bộ trưởng Bộ Y tế 10 quốc gia ASEAN đã họp khẩn trực tuyến, cùng bàn luận đối phó với dịch bệnh do vi rút Zika đang có xu hướng lan rộng ở các quốc gia này.

Cách nào phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa?

Theo GS.TS Đào Văn Long, những người bệnh có nguy cơ cao như có tiền sử viêm dạ dày, gia đình có người thân bị ung thư đường tiêu hoá, từng phát hiện có vi khuẩn HP, đi ngoài ra máu, trên 50 tuổi... cần tái khám định kỳ để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa.

Mượn thẻ Bảo hiểm y tế - hành vi vi phạm pháp luật

(HBĐT) - Hiện nay, nhiều người không tham gia BHYT nhưng khi bị bệnh lại mượn thẻ của người khác để khám, chữa bệnh. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cả người cho mượn và người mượn đều bị xử lý theo quy định.

Đối tượng là thân nhân người có công được Nhà nước đóng BHYT

(HBĐT) - Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định đối tượng là thân nhân của người có công với cách mạng được Nhà nước đóng BHYT bao gồm: - Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Tem giấy - ma túy kiểu mới hủy hoại giới trẻ ra sao

Tem giấy còn được gọi là bùa lưỡi, thực chất là miếng giấy được tẩm chất gây ảo giác LSD, gây ra ảo giác, hoang tưởng, kích động hành vi người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục