(HBĐT) - Được xây dựng đã lâu, qua hàng chục năm đưa vào sử dụng, đến nay, Trạm y tế xã Phú Lương (Lạc Sơn) xuống cấp nghiêm trọng. Thêm nữa, với vị trí nằm trong khuôn viên trụ sở UBND xã đã gây ra khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuyên môn của UBND.

 

  Cánh cửa bị hư hỏng, tường nhà nứt nẻ, hoen ố vì ngấm nước mưa là thực trạng tồn tại nhiều năm qua ở Trạm y tế xã Phú Lương (Lạc Sơn).

Trạm y tế xã Phú Lương gồm 2 dãy nhà, 8 phòng làm việc, trong đó, 1 dãy nhà được xây dựng từ đầu những năm 1980, dãy nhà còn lại cũng đã có tuổi thọ trên 15 năm. Trạm được xây dựng trên diện tích 650 m2, nằm trọn trong khuôn viên của UBND xã, ngay trước Trung tâm học tập cộng đồng. Với đặc thù là xã vùng sâu thuộc vùng 135, dân số khá đông (trên 7.000 người) nên nhu cầu khám, chữa bệnh của bà con lớn. Thế nhưng, với cơ sở hạ tầng xập xệ như hiện nay đã gây nhiều khó khăn đến hoạt động chuyên môn của trạm.

Theo quan sát của chúng tôi, cả 2 dãy nhà hiện đã xuống cấp, nhất là dãy nhà được xây dựng từ đầu những năm 1980, tường bị nứt nẻ, bong, tróc, loang lổ những vết mốc, cánh cửa sổ bị hỏng bản lề. Dãy nhà này có một phòng để bệnh nhân đến khám và có thể nằm lại trong ngày để điều trị, tuy nhiên, các trang thiết bị đều rất cũ kỹ. ông Bùi Văn Sứ, người dân xóm Rảy chia sẻ: “Tôi và người nhà thường xuyên đến trạm để khám, tiêm. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của trạm xuống cấp quá nên dù muốn nằm lại nội trú để cán bộ trạm tiêm, chuyền cũng e ngại. Nhiều hôm mưa to nước hắt vào ướt hết sàn, người dân rất mong các cấp có thẩm quyền quan tâm, xây dựng trạm mới đảm bảo hơn”.

 

Đỡ xập xệ hơn nhưng các hạng mục của dãy nhà được xây dựng đầu năm 2000 cũng đã xuống cấp. Nền nhà bị sụt lún, lớp vôi trên tường bị bong tróc, đặc biệt, một đoạn tường bằng bê tông trên mái nhà, dài khoảng 1, 5 mét đã bị đổ. ông Bùi Văn Mười, Trạm trưởng trạm y tế xã Phú Lương cho biết: Dù cơ sở hạ tầng xuống cấp nhưng mỗi năm, trạm có bình quân khoảng 4.000 lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. Với trên 7.000 dân, hàng năm, Phú Lương có khoảng 150 ca đẻ, do đời sống còn nhiều khó khăn, lại cách xa Bệnh viện Đa khoa huyện nên 70% trong số này chọn đẻ tại trạm y tế xã.

 

 “Cao điểm nhất, có tháng chúng tôi đỡ 25 ca, có những hôm 3 ca cùng sinh vào rạng sáng nên phải thức trắng. Nhu cầu được sinh nở của bà con tại trạm rất lớn nhưng phòng sản lại không đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh, diệt khuẩn”, ông Mười trăn trở. Theo ông Mười, ngoài những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thì trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên của trạm vẫn còn hạn chế. Hiện nay, trạm chưa có bác sỹ với 8 cán bộ, nhân viên, trong đó có 3 y sỹ, 2 điều dưỡng, 1 hộ sinh, 1 dược sỹ và 1 dược tá.

 

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Vót, Chủ tịch UBND xã Phú Lương về vấn đề này, chúng tôi ghi nhận được nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười khi “cán bộ vừa họp, vừa nghe tiếng trẻ con khóc”. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong tháng 5 vừa qua, cấp trên đã về khảo sát, thiết kế và chọn khu đất ở Đồng Cáo (xóm Ruộng) làm địa điểm xây dựng trạm mới nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Chính quyền và người dân nơi đây mong muốn các cấp quan tâm, sớm xây dựng Trạm y tế đạt chuẩn để công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được đảm bảo.

 

                                                                               

                                                                         Viết Đào

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục