(HBĐT) - Từ năm học 2016 - 2017, cùng với tăng mức lương cơ sở, mức đóng BHYT cho HSSV và thời hạn ghi trên thẻ đã có sự thay đổi.
Chị Thu Nga, phụ huynh học sinh khối lớp 8, trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) cho biết: Năm ngoái, chị đóng tiền mua BHYT cho con 534.000 đồng. Năm nay chị nghĩ sẽ cao hơn do mức lương cơ sở tăng. Nhưng đi họp phụ huynh, nhà trường thông báo đóng 457.400 đồng, tức là giảm hơn so với năm ngoái, chị vẫn chưa hiểu tại sao.
Giải thích cho thắc mắc của chị Nga là do mức lương cơ sở năm trước và số tháng đóng bảo hiểm so với năm học này có sự khác nhau. Theo đó, học sinh mua thẻ BHYT với số tiền được tính theo công thức:
Số tiền đóng = Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng x 4,5% x số tháng tham gia.
Trong đó: Sinh viên đóng 70%. Nhà nước hỗ trợ 30%.
Trong năm học 2015 – 2016, thời hạn sử dụng thẻ 15 tháng, tính từ tháng 10/2015 đến 31/12/2016. Như vậy, số tiền phải đóng: 1.150.000 x 4,5% x 70% x 15 = 543.375 đồng.
Năm học 2016 – 2017, với mức lương cơ sở tăng lên 1.210.000. Mặc khác, thời hạn sử dụng của thẻ là 12 tháng tính từ ngày 1/1/2017 – 31/12/2017 cho nên mức đóng mua thẻ BHYT HSSV thay đổi như sau:
Số tiền đóng = 1.210.000 x 4,5% x 70% x 12 = 457.380 đồng.
Nếu HSSV đóng tiền tham gia sau ngày 30/9/2016 (học sinh lớp 1, sinh viên năm đầu các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc trước đó chưa tham gia) thì chỉ thu những tháng còn lại cho đến ngày 31/12/2016, sau đó lập hồ sơ gia hạn tiếp tục đến ngày 31/12/2017. Riêng đối với học sinh lớp 12 và sinh viên năm cuối thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ chỉ đến cuối tháng kết thúc năm học đó.
HSSV có thẻ BHYT bắt buộc thuộc nhóm đối tượng khác (hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công…) nộp bản photocopy thẻ BHYT để theo dõi và tính chung vào tỷ lệ tham gia của nhà trường để được trích kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu. Số tiền trích cho cơ sở giáo dục bằng 7% tổng thu quỹ BHYT tính trên tổng số HSSV có tham gia BHYT. Số tiền đó được dùng để mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ, cấp cứu, xử trí ban đầu cho HSSV khi bị tai nạn thương tích và các bệnh thông thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục; chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; chi mua sách, tài liệu phục vụ hoạt động tuyên truyền, giảng dạy, giáo dục ngoại khóa về chăm sóc sức khỏe, SKSS…
Tham gia BHYT học sinh là một giải pháp cơ bản để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hiệu quả ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, là chỗ dựa vững chắc cho HSSV và gia đình, giảm gánh nặng chi phí khi không may gặp rủi ro về bệnh tật.
Thu Hương
(Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh)
Ngày 10-10, Bác sĩ Huỳnh Thị Nguyệt Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết chồng của thai phụ nhiễm virus Zika có những triệu chứng tương tự, chỉ sau vợ 2 ngày.
(HBĐT) - Theo số liệu của UBND TP Hòa Bình, trong 9 tháng năm nay, trên địa bàn xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm. Dù không có ca tử vong do ngộ độc thực phẩm nhưng nguy cơ tiềm ẩn vẫn cao. Qua kiểm tra và phối hợp kiểm tra của lực lượng chức năng đối với 812 lượt cơ sở thực phẩm đã phát hiện 83 cơ sở vi phạm, xử lý phạt tiền 10 cơ sở, phạt cảnh cáo 73 cơ sở. Lỗi vi phạm chủ yếu là: thiếu giấy xác nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo…
(HBĐT) - Quyết định số 4939/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công cộng, giai đoạn 2016 -2020 đưa ra các mục tiêu sau đây:
(HBĐT) - Ngày 7/10, đoàn công tác của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về kết quả thực hiện công tác dân số 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2016. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo công tác dân số KHGĐ tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Khan hiếm nước sạch, bao năm qua, hơn một nửa hộ dân ở xã Nà Phòn (Mai Châu) phải chấp nhận đào giếng ở ven ruộng để có “nước ngấm” sử dụng cho sinh hoạt. Còn chất lượng nước sạch hay không thì bà con không đủ điều kiện để kiểm nghiệm.
(HBĐT) - Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp trên thế giới, trong khu vực Đông Nam á, đặc biệt là thông tin trường hợp người Việt Nam nhiễm vi rút Zika được phát hiện tại Nhật Bản vào ngày 12/9/2016. Ngày 15/9/2016, Cục Y tế dự phòng đã liên lạc trực tiếp với người bệnh và được biết đây là công dân người Đức hiện đang làm việc tại Việt Nam, sống tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe hoàn toàn và trở về Việt Nam.