(HBĐT) - Chi phí khám, chữa bệnh luôn là mối lo của mỗi gia đình. Có trường hợp một người bị bệnh kéo theo cả gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn, nhất là đối với gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Để đảm bảo an sinh, công bằng xã hội, Đảng và Nhà nước đã có chính sách BHYT giúp giảm bớt phần nào gánh nặng chi phí cho người dân. Chị Vì Thị Xịch, 49 tuổi, xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) thuộc diện hộ nghèo. Nhà có 2 vợ chồng, con đi làm ăn xa. Cuộc sống chỉ trông vào mảnh ruộng, vài con gà, hơn chục gốc na. Chị mang trong mình căn bệnh suy thận. Căn bệnh mà muốn sống lâu chỉ có cách hàng tuần phải đi lọc máu. Với kinh tế như vậy, sao có đủ tiền để lo chữa bệnh?
Chị Vì Thị Xịch, xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) được bác sỹ kiểm tra sức khỏe.
Được biết, trung bình 1 năm, người bệnh chạy thận nhân tạo nếu không có BHYT sẽ phải chi trả khoảng 130 – 140 triệu đồng chi phí lọc máu định kỳ 3 lần/ 1 tuần. Chị Xịch với BHYT theo diện hộ nghèo đã được BHYT chi trả 100% tiền chi phí. Ngoài ra, chị cho biết thêm: Người bệnh cùng điều trị với chị thuộc diện cận nghèo có BHYT cũng chỉ phải chi trả 6,8 triệu đồng/năm. Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp người bệnh sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được BHYT chi trả. Gánh nặng chi phí nhờ vậy đã được nhẹ đi nhiều.Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những hành động cụ thể, thiết thực chăm lo sức khỏe, hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh cho những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Quyết định số 21/2016/ QĐ-UBND ngày 14/6/2016 quy định trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo do UBND tỉnh thành lập. Theo đó, đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ là người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh gồm: Người thuộc hộ nghèo; đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng khó khăn; người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013; người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
Quỹ sẽ hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và một phần chi phí khám, chữa bệnh. Cụ thể: hỗ trợ mức tiền ăn bằng 3% mức lương cơ sở/người bệnh/ngày; hỗ trợ tiền đi lại 2 chiều hoặc chuyển viện theo mức 0,2 lít xăng/km với khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế tối thiểu là 5 km với người bệnh điều trị nội trú. Các trường hợp cấp cứu, tử vong, bệnh nặng người nhà có nguyện vọng xin về… mà không được cơ quan BHYT thanh toán chi phí vận chuyển; hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh tối đa không quá 3 triệu đồng/người/1 đợt khám, chữa bệnh và không quá 3 lần/người/ năm. Ngoài ra, với đối với người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác do chi phí cao, khó khăn trong chi trả viện phí mà không có thẻ BHYT thì hỗ trợ 30% chi phí đồng chi trả khám, chữa bệnh mà người bệnh phải chi trả cho bệnh viện công lập từ 1 – tối đa 7 triệu đồng/người/lần khám, chữa bệnh và không quá 3 lần/người/năm.
Với những hỗ trợ trên đã phần nào chia sẻ trách nhiệm, giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị bệnh tật cho những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Thu Hương (Trung tâm TTGDSK tỉnh)
(HBĐT) - Từ năm học 2016 - 2017, cùng với tăng mức lương cơ sở, mức đóng BHYT cho HSSV và thời hạn ghi trên thẻ đã có sự thay đổi.
(HBĐT) - 9 tháng qua, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Theo đó, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 thành phố đã kiểm tra 437 cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử phạt hành chính 103 cơ sở vi phạm về quy định nhãn hiệu, kinh doanh mặt hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 300 triệu đồng.
(HBĐT) - Hiện nay, tai nạn thương tích ở trẻ em là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Trong thời gian qua, huyện Yên Thủy đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần giảm đáng kể tai nạn đáng tiếc cho trẻ em. 9 tháng năm 2016, toàn huyện có 1 trường hợp trẻ bị đuối nước tại xã Hữu Lợi.
(HBĐT) - Ăn bổ sung nghĩa là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung phải là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về số lượng để trẻ có thể phát triển.
(HBĐT) - Chiều 9/10, tại Trung tâm Hội nghị Hòa Bình, Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hòa Bình tổ chức hội nghị khách hàng ra mắt sản phẩm mới “An tâm học vấn” và chia sẻ từ chuyên gia: Sống khỏe, đời vui, đẩy lùi bệnh tật với sự chứng kiến của trên 200 khách hàng.
Ngày 10-10, Bác sĩ Huỳnh Thị Nguyệt Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết chồng của thai phụ nhiễm virus Zika có những triệu chứng tương tự, chỉ sau vợ 2 ngày.