(HBĐT) - Trong những năm qua, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để nỗ lực giảm tỷ lệ sinh con thứ 3. Nhờ vậy, tỷ lệ sinh con thứ 3 đã giảm so với các năm trước. Năm 2014, toàn xã có 14 trẻ sinh ra là con thứ 3 đến năm 2016 giảm còn 6 trường hợp.
Kết quả này là sự nỗ lực, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, cán bộ dân số xã cùng cộng tác viên dân số các xóm đã đến từng gia đình rà soát các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để hướng dẫn áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Toàn xã có 1.086 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó, tỷ lệ phụ nữ có chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm 61,03%. Ngành dân số xã đã phát huy vai trò của những người uy tín trong xóm để tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền qua tờ rơi, loa phát thanh của xóm. Từ đầu năm đến nay, xã thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện trực tiếp với nội dung chủ yếu là cách sử dụng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng - chống lây nhiễm HIV. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, cán bộ dân số đã phân tích cho bà con hiểu những hệ lụy của việc sinh nhiều con sẽ kéo theo đói nghèo, thất học, trẻ bị suy dinh dưỡng, thu hút được khoảng 2.000 lượt người nghe. Cùng với đó, xã tích cực triển khai mô hình can thiệp giảm tình trạng sinh con thứ 3 như “Câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên” ở các xóm.
Cán bộ làm công tác DS/KHHGĐ xã Nuông Dăm (Kim Bôi) thường xuyên đến từng hộ dân để tuyên truyền về việc dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt.
Cùng cán bộ DS-KHHGĐ xã đến thăm gia đình chị Hà Thị Họt, xóm Lầm Ngoài, chúng tôi mới thấu hiểu được nguyên nhân của tình trạng sinh con thứ 3. Chị Họt cho biết: “Dù gia đình đã có đủ con trai, con gái, tuy nhiên vợ chồng tôi vẫn muốn sinh thêm cháu thứ 3 cho vui cửa, vui nhà. Gia đình thuộc hộ nghèo, kinh tế khó khăn, chồng tôi phải đi làm phụ xây ở tỉnh Bắc Ninh. 2 cháu đầu học tiểu học nên cuộc sống gia đình càng khó khăn khi sinh thêm cháu thứ 3”.
Nói về những khó khăn trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã, đồng chí Bùi Văn Tài, cán bộ chuyên trách dân số xã cho biết: Nuông Dăm là xã nghèo, dân tộc Mường chiếm 98% dân số, dân cư sống rải rác ven núi đồi, địa hình khó khăn. Trình độ dân trí thấp ảnh hưởng lớn đến nhận thức trong công tác tuyên truyền về tác hại của việc sinh con thứ 3. Hơn nữa do tâm lý, tư tưởng phải “có nếp có tẻ”, sinh đông con để có người làm cho nên nhiều gia đình thuộc hộ nghèo vẫn sinh con thứ 3. Ngoài ra, một số cán bộ, đảng viên cũng sinh con thứ 3, đối với những hộ có điều kiện kinh tế khá giả với tâm lý “đông con hơn đông của” đó là những nguyên nhân làm tình trạng sinh con thứ 3 tồn tại lâu nay ở xã Nuông Dăm.
Trong thời gian tới, để giảm tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn, ngành dân số xã sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi suy nghĩ cho các gia đình, duy trì thực hiện có hiệu quả các mô hình dân số. Gắn việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ với thực hiện quy ước, hương ước của các xóm để nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn
Thu Thủy
(HBĐT) - Đã nhiều năm nay, hàng trăm người dân xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất cho sinh hoạt và sản xuất. Nguyên nhân là do trên địa bàn xã tồn tại một kho thuốc bảo vệ thực vật bị lãng quên nhiều năm. Dù nhiều lần kêu cứu, thế nhưng tình trạng ô nhiễm ở đây vẫn không được xử lý khiến cho nhiều người trong xã mắc bệnh ung thư và số người tử vong ngày một tăng.
(HBĐT) - Theo thống kê của các cơ sở y tế trên toàn quốc, tính đến chiều ngày 19/11, Việt Nam có 65 trường hợp nhiễm virus Zika. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có nhiều ca nhiễm bệnh nhất, 57 người mắc. Trong những trường hợp có thai bị nhiễm virus Zika tại thành phố Hồ Chí Minh, có một trường hợp sản phụ vừa sinh và không ghi nhận di chứng đầu nhỏ, Trường hợp này đang tiếp tục được theo dõi.
(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc BHXH huyện Cao Phong khẳng định: Ngay từ đầu năm, BCĐ thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT toàn dân của huyện đã tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch BHYT toàn dân giao tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Từ đó tiếp tục tạo sự chuyển biến sâu rộng trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về chính sách BHYT. Bên cạnh đó, BHXH huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia BHYT bằng nhiều hình thức. Nhờ vậy, nhận thức, trách nhiệm của người dân được nâng lên. Số lượng người tham gia BHYT tăng lên rõ rệt, chất lượng CSSK nhân dân ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Gần đây, nhiều gia đình có trẻ nhỏ đang rất quan tâm, chú ý tới thông tin quảng cáo về một số lớp học, trung tâm ở Hà Nội và TPHCM dạy trẻ thành thiên tài, thông minh vượt trội bằng phương pháp giáo dục kích hoạt não của trẻ, hoạt hóa não giữa hay siêu giác quan nhằm khơi dậy những khả năng tiềm ẩn của trẻ nhỏ. Phản ứng trước thông tin trên, nhiều chuyên gia cho rằng, phương pháp giáo dục kích hoạt não giữa để trẻ thành “thiên tài” là không có cơ sở, thậm chí có dấu hiệu lừa bịp.
Từ đêm mai, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh cường độ mạnh. Trời rét trở lại, vùng núi rét 6-9 độ C.
(HBĐT) - Kho thuốc trừ sâu của Đội 5, Nông trường Thanh Hà được đặt tại xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Kho do nông trường xây dựng vào khoảng năm 1965. Diện tích khu vực xây dựng kho gần 3.000 m2 và kho chứa thuốc bảo vệ thực vật rộng khoảng 300 m2 . Trong kho chứa nhiều loại hóa chất độc hại như vofatoc, DT sữa, B58, 666, lưu huỳnh, phèn xanh, thuốc diệt cỏ… Sau khi phun xong, còn thừa một số lượng lớn, ban quản lý Nông trường đã cho chôn lấp xuống đất để tiêu hủy. Việc làm này đã ảnh hưởng đến mạch nước ngầm tại khu vực trong một thời gian dài. Cả xóm Mỵ Thanh có 65 hộ thì có tới 27 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp do thường xuyên hít phải mùi thuốc sâu và nguồn nước ô nhiễm.