(HBĐT) - Thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp trong tỉnh, ngoài tỉnh và nhập khẩu; các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, còn xảy ra chồng chéo hoặc bỏ sót một số lĩnh vực gây khó khăn cho việc áp dụng; chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm… là những vấn đề đặt ra trong quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh hiện nay.

 

Bếp ăn tập thể trường mầm non Tân Thịnh A (TP Hòa Bình) được thực hiện theo quy tắc “một chiều” đảm bảo ATTP.

 

Theo đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế, những bất cập trong quản lý ATTP còn nhiều, đơn cử đến nay, một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm triển khai các giải pháp đảm bảo ATTP. Việc kiểm tra, phát hiện, xử lý cơ sở vi phạm ở cấp huyện chưa nhiều, đối với cấp xã hầu hết ở mức độ nhắc nhở. Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ngoài giờ hành chính không được kiểm tra, kiểm soát. Thực trạng về tồn dư hóa chất, ô nhiễm hóa chất bảo quản trong một số thực phẩm chưa cải thiện nhiều. Việc kiểm soát cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm ở mức thấp. Công nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm thủ công. Gia tăng số lượng nhà máy, các KCN, tập trung người lao động cũng tác động trực tiếp tới vấn đề ATTP của các bếp ăn tập thể. Thêm vào đó, tập quán sử dụng thực phẩm không đảm bảo vẫn tồn tại trong nhân dân như ăn gỏi cá, tiết canh… Một bộ phận người dân do đời sống kinh tế còn thấp, nhất là vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa nên phải chấp nhận sử dụng thực phẩm trôi nổi, giá rẻ. Việc lạm dụng thuốc BVTV và chưa tuân thủ thời gian cách ly, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, lạm dụng hóa chất để bảo quản và chế biến thực phẩm vẫn diễn ra quy mô nhỏ lẻ.

 

Toàn tỉnh hiện có 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản rau, củ, quả tươi và sơ chế có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và VietGAP, xây dựng được 2 chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ rau an toàn. Trong chăn nuôi, giết mổ chủ yếu nhỏ lẻ nên nhiều cơ sở chưa đáp ứng điều kiện đảm bảo ATTP. Đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm mới có 1 cơ sở giết mổ tập trung, có 558 điểm giết mổ nhỏ lẻ hộ gia đình. Qua quản lý, giám sát, 100% vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra, xác định nguyên nhân và hướng dẫn các biện pháp kiểm soát triệt để góp phần hạn chế ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, năm 2016, trên địa bàn xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với năm 2015 với 180 ca, 180 người mắc, không có ca tử vong. Nguyên nhân chủ yếu do ăn thức ăn tại nhà với 150 ca mắc, 19 ca ngộ độc do rượu, 26 ca ngộ độc do độc tố tự nhiên và 9 ca ngộ độc do hóa chất.

 

Một thực tế đáng lo ngại khác là việc mua bán, sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, ngoài danh mục cho phép vẫn phổ biến. Nhiều loại phụ gia thực phẩm không đảm bảo ATTP còn lưu thông trên thị trường. Chất lượng của một số thực phẩm chế biến thủ công, quy mô nhỏ tuy có cải thiện nhưng vẫn là một khâu yếu, trách nhiệm của người sản xuất quy mô nhỏ lẻ với sức khỏe cộng đồng chưa cao.

 

Đồng chí Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh: Vấn đề đảm bảo ATTP tác động lớn tới sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế. Để tăng cường quản lý chất lượng ATTP, ngành Y tế và các ngành liên quan cần triển khai những việc làm cấp bách: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng. Tiếp tục chỉ đạo tham mưu, rà soát và bổ sung quy hoạch các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sạch với quy mô lớn, đồng thời khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX kiểu mới, liên kết các hộ nông dân, tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp nhằm tạo ra cánh đồng mẫu lớn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh, BCĐ 389/ĐP tỉnh, chú trọng thanh tra đột xuất để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm về ATTP. Tập trung vào các biện pháp đào tạo, tập huấn về ATTP cho đội ngũ chuyên trách, cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm ATTP của các tuyến.

 

 

                                                                      Bùi Minh

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục