(HBĐT) - Mặc dù đã được hỗ trợ đến 70% mức đóng BHYT nhưng thực tế vẫn còn nhiều người thuộc hộ cận nghèo, nhất là người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo vẫn chưa có điều kiện tham gia BHYT. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mới thoát nghèo không bị tái nghèo do phát sinh các chi phí điều trị ốm đau và người thuộc hộ cận nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn được tham gia BHYT, huyện Cao Phong đã và đang coi trọng thực hiện công tác này.

 

Gia đình chị Bùi Thị Đào, xóm Thiều là 1 trong 63 hộ cận nghèo của xã Thu Phong. Chồng mất sớm, 1 mình chị phải nuôi 3 con ăn học. Nhà lại không có ruộng vườn nên kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào bán đậu phụ. Cuộc sống 4 mẹ con vô cùng khó khăn, ngày lo 3 bữa ăn còn chật vật lấy đâu tiền mua BHYT đề phòng ốm đau, bệnh tật. Dù đã được Nhà nước hỗ trợ đến 70% chị phí mua thẻ BHYT nhưng chị Đào cũng không có khả năng đóng 30% số tiền còn lại.

  Với mức hỗ trợ 100% chi phí mua  BHYT, gia đình chị Bùi Thị Đào, xóm Thiều, xã Thu Phong (Cao Phong) bớt được gánh nặng chi phí khi ốm đau đến khám tại cơ sở y tế.

Hoàn cảnh khó khăn của chị Đào đã được chính quyền, địa phương, phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong nắm bắt, đưa vào danh sách được hưởng dự án hỗ trợ y tế các tỉnh đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng. Gia đình chị được hỗ trợ 20% chi phí mua thẻ BHYT, 10% còn lại huyện hỗ trợ.

Cũng trên địa bàn xã Thu Phong nhưng con đường đến nhà bà Hoàng Thị Thơm, xóm Nam Sơn 2 lại khó khăn hơn nhiều. Vượt qua con dốc trơn trượt, những đoạn đường lầy lội mới tới được ngôi nhà nằm chót vót trên đỉnh đồi. Đây là ngôi nhà vừa được UBMTTQ huyện hỗ trợ xây dựng. Thuộc diện hộ nghèo nên gia đình bà Thơm được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua BHYT. Được Nhà nước cấp thẻ BHYT, bà Thơm trút được gánh nặng tuổi già, bệnh tật đeo bám bao năm nay. Bên cạnh đó, mỗi tháng bà còn được nhận trợ cấp 270.000 đồng dành cho hộ nghèo. Nhờ có khoản trợ cấp hàng tháng cộng với 300 m2 đất đồi trồng mía, nuôi thêm con gà và trồng rau giúp cuộc sống gia đình bà bớt khốn khó. Bà Thơm tâm sự: Tôi có bệnh phải đi bệnh viện suốt. Còn nhớ năm 2004, tôi ở 1 mình và bị đau chân. Không có tiền đi viện, nằm trên giường 3 tháng, tôi chỉ biết nhìn ra ngoài xem có ai đi qua để nhờ mua hộ mớ rau, lạng lạc. Bây giờ được Nhà nước quan tâm, cuộc sống gia đình tôi đã bớt khó khăn.

Đây chỉ là 2 trong tổng số 3.725 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện được Nhà nước cấp và hỗ trợ chi phí mua BHYT. Thực hiện Kế hoạch số 101, ngày 7/11/2016 của UBND huyện về việc quản lý, lập danh sách mua, cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ tiền đóng BHYT trên địa bàn huyện, phòng LĐ-TB&XH đã tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH các xã, thị trấn điều tra, rà soát các đối tượng theo quy định. Đến nay, cơ bản các xã, thị trấn đã điều tra, rà soát xong các hộ cận nghèo được Nhà nước cấp thẻ BHYT giống như hộ nghèo. Bên cạnh đó, phòng còn phối hợp tốt với BHXH huyện đảm bảo cấp đúng, cấp đủ thẻ BHYT cho các đối tượng ưu tiên. Có được kết quả này một phần là do phòng đã tham mưu kịp thời cho UBND huyện ban hành công văn hướng dẫn các xã, thị trấn báo cáo tiến độ lập danh sách cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ tiền đóng năm 2017 thụ hưởng theo Quyết định số 41, ngày 13/10/2016 của UBND tỉnh, đảm bảo thứ tự ưu tiên: người có công với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội hàng tháng; người dân tộc thiểu số đang sống ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số đang sống ở vùng KT-XH khó khăn và người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

                                                                           Minh Tuấn

                                                                         (Đài Cao Phong)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Còn nhiều bất cập trong quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp trong tỉnh, ngoài tỉnh và nhập khẩu; các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, còn xảy ra chồng chéo hoặc bỏ sót một số lĩnh vực gây khó khăn cho việc áp dụng; chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm… là những vấn đề đặt ra trong quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Hiểm nguy từ kháng kháng sinh

(HBĐT) - Từ những căn bệnh thông thường, rồi vì lý do khách quan và chủ quan do lạm dụng quá nhiều kháng sinh nên đã trở thành người bệnh nặng. Chi phí điều trị của bệnh nhân lên đến vài chục, có khi hàng trăm triệu đồng. Không những thế, các chức năng của cơ thể kéựm dần do dùng nhiều kháng sinh nặng.

Ăn Tết một cách khoa học để giữ gìn sức khỏe

Dịp Tết là cơ hội để vui chơi, để gặp gỡ người thân sau một năm làm việc vất vả. Nhưng những buổi tiệc liên miên cũng là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, thậm chí mang bệnh... Vì vậy, chúng ta phải có bí quyết để vui vẻ cùng mọi người nhưng vẫn giữ vóc dáng và sức khỏe cho mình.

Ân tình của những thầy thuốc

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 2.000 y, bác sỹ, cán bộ ngành y, ngoài ra còn có hơn 2.000 thầy thuốc nam bốc thuốc chữa bệnh, cứu người. Họ dùng cả sức lực và tâm trí để giúp người bệnh thoát khỏi bệnh tật.

Phòng tránh bệnh khi thời tiết thay đổi bất thường

(HBĐT) - Những ngày giáp Tết, thời tiết thường xuyên thay đổi là môi trường thuận lợi cho vi rút phát triển. Vì vậy, ngành Y tế khuyến cáo cần chăm sóc sức khỏe đúng cách để tăng cường đề kháng giúp phòng tránh bệnh cho người già và trẻ nhỏ.

3 người HN tổn thương nội tạng, tử vong vì rượu

Chỉ trong 5 ngày, tại BV Bạch Mai có 3 trường hợp tử vong vì ngộ độc rượu methanol, đều nhập viện khi đã hôn mê, tổn thương nội tạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục