Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị bằng phác đồ đã thống nhất giữa các chuyên gia, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và ngành Y tế địa phương.

 

Đến cuối giờ sáng nay (17/2), số nạn nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm tại Lai Châu mà nguyên nhân chính là nhiễm độc Methanol khi uống rượu vẫn là 49 người, trong đó có 8 người tử vong. Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị bằng phác đồ đã thống nhất giữa các chuyên gia, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và ngành Y tế địa phương. 

 

Các nạn nhân trong vụ ngộ độc tại Lai Châu đều đã qua cơn nguy kịch.

Ngày hôm qua, đoàn chuyên gia, bác sỹ của nhiều chuyên ngành khác nhau như: chống độc, truyền nhiễm, thần kinh, mắt, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm... lên Lai Châu đã tiến hành khám sàng lọc tại Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ, kết quả không có bệnh nhân nào nặng thêm phải chuyển về tuyến trên. Đến nay, 13 bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đều đã qua cơn nguy kịch và đang được tiếp tục chạy thận, truyền dịch giải độc, không còn bệnh nhân nào phải thở ô xy.

 

Giáo sư, tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Cho đến thời điểm này, kết quả xét nghiệm cho thấy tất cả các bệnh nhân ngộ độc là do Methanol và chúng ta đã kịp thời đưa ra được phương hướng điều trị chính xác, tích cực. Qua đây, nhận thấy một điều là chúng ta không có nhận định, chẩn đoán ban đầu chính xác, cũng như việc đưa ra phác đồ xử lý chính xác, nếu chuyển bệnh nhân xuống Hà Nội, thì tỷ lệ tử vong chắc chắn sẽ tăng cao. Bài học rút là là sự sát sao và khẩn trương của y tế cơ sở và sự phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện tuyến Trung ương".

Ở một diễn biến khác, trong ngày hôm qua (16/2), toàn bộ nạn nhân thiệt mạng đã được chính quyền địa phương hỗ trợ chôn cất theo phong tục của người dân. Huyện Phong Thổ cũng thành lập 4 đoàn công tác, phối hợp cùng các lực lượng chức năng tiến hành rà soát từng hộ gia đình ở bản Tà Chải và nhiều bản khác trong xã Ma Ly Chải, cùng các xã lân cận để xác minh những người tham gia ăn uống tại đám tang. Đồng thời, các lực lượng cũng tuyên truyền, vận động nhân dân khi có biểu hiện nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, với các triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn, đau đầu... thì phải sớm ra cơ sở y tế để được cứu chữa./.

 

 

                                                                          TheoVOV.VN

Các tin khác


Huyện Cao Phong hỗ trợ hộ cận nghèo tham gia BHYT

(HBĐT) - Mặc dù đã được hỗ trợ đến 70% mức đóng BHYT nhưng thực tế vẫn còn nhiều người thuộc hộ cận nghèo, nhất là người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo vẫn chưa có điều kiện tham gia BHYT. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mới thoát nghèo không bị tái nghèo do phát sinh các chi phí điều trị ốm đau và người thuộc hộ cận nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn được tham gia BHYT, huyện Cao Phong đã và đang coi trọng thực hiện công tác này.

Bảy người chết, 15 người nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm ở Lai Châu

Vụ việc trên xảy ra tại bản Tả Chải, xã biên giới Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ (Lai Châu).

Cấp thẻ BHYT miễn phí cho 70.831 người cao tuổi

(HBĐT) - Năm 2016, các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm chăm sóc và tổ chức mừng thọ cho 8.419 NCT với số tiền gần 3 tỷ đồng. Tổng số NCT từ 60 - 79 tuổi được hưởng trợ cấp 4.417 người, từ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp xã hội 10.168 người.

Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

(HBĐT) - Ngày 10/2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành NN & PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển toàn quốc khai kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Thành lập đội đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh

(HBĐT) - Ngày 30/12/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Còn nhiều bất cập trong quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp trong tỉnh, ngoài tỉnh và nhập khẩu; các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, còn xảy ra chồng chéo hoặc bỏ sót một số lĩnh vực gây khó khăn cho việc áp dụng; chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm… là những vấn đề đặt ra trong quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục