Theo Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh quai bị những năm gần đây xuất hiện rải rác trở lại và nếu không có cách phòng tránh và xử lý kịp thời, có thể dẫn tới những nguy hiểm cho sức khỏe.

 

TS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai đang khám cho bệnh nhân Bùi Quang T. mắc quai bị.

Năm ngày trước, bệnh nhân Bùi Quang T. (23 tuổi) nhập viện tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, tuyến mang tai hai bên sưng to và đặc biệt là bị sưng đau tinh hoàn bên trái. Vì lo lắng cho sức khỏe sinh sản sau này, T. quyết định đi khám và được chỉ định nhập viện. Trước đó, T. đã tiếp xúc với người bạn bị quai bị và chỉ ít ngày sau, T. đã bị lây quai bị. Sau năm ngày điều trị, bệnh nhân hiện nay vẫn còn sưng hai tuyến mang tai, sốt nhẹ, tinh hoàn đã bớt sưng nóng đỏ. Đây là một trường hợp đang được theo dõi sát sao tại Khoa Truyền nhiễm vì lo ngại những biến chứng quai bị gây ra làm viêm tinh hoàn.

Theo TS. Đỗ Duy Cường, quai bị do virus gây ra, lây qua đường hô hấp và phát triển mạnh vào mùa đồng xuân. Trong 5-7 năm trở lại đây, các bệnh nhân mắc quai bị khá là nhiều nhưng không được cảnh báo. Nếu xảy ra dịch quai bị thì cũng rất khó khăn để dập tắt vì virus sẽ lây cho người khác trước khi bệnh nhân khởi bệnh và dù sau khi khỏi bệnh một tuần thì virus nó vẫn tồn tại và có khả năng lây lan.

Triệu chứng ban đầu của quai bị là sưng tuyến nước bọt, sưng tuyến mang tai kèm sốt cao, có thể kèm theo viêm tụy cấp và sưng tinh hoàn. Nếu bệnh nhân chưa đến tuổi dậy thì thì không lo lắng về việc sưng tinh hoàn, nhưng nếu bệnh nhân đang ở tuổi dậy thì, tuyến ngoại tiết phát triển mạnh thì tinh hoàn sẽ bị viêm.

Bác sĩ Cường cho biết, ở tuổi dậy thì, quai bị có nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản. Ở nam giới, quai bị dẫn đến sưng tinh hoàn thường sẽ chiếm tới 70% là chỉ viêm một bên khiến tinh hoàn có kích thước to gấp 2 - 3 lần. Nếu sưng tinh hoàn hai bên khả năng vô sinh rất cao, nên những ca bệnh này cần theo dõi lâu dài, thậm chí cần phải làm các xét nghiệm tinh dịch và kiểm tra xem tinh hoàn có bị teo đi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Hiện nay chưa có thống kê tỷ lệ vô sinh ở nam giới khi viêm tinh hoàn, nhưng tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới dậy thì chiếm khoảng 30%. Ở nữ giới, quai bị có thể dẫn tới viêm buồng trứng, đau hố chậu hoặc bị rong kinh.

Một trong những biến chứng khá nguy hiểm của quai bị là làm cho bệnh nhân bị viêm màng não. Tuy nhiên, mức độ biến chứng này rất thấp, chỉ khoảng 3% trong số các ca mắc. Nếu quai bị sau 5-7 ngày mà tái sốt trở lại sẽ rất nguy hiểm, vì lúc đó có những biến chứng quai bị.

Quai bị là bệnh do virus gây ra, không có thuốc đặc hiệu, mà chỉ trị về triệu chứng. Để phòng tránh lây quai bị, TS. Cường khuyến cáo người dân phải áp dụng biện đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Phương pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là tiêm vắc xin.

Nếu bệnh nhân chỉ sưng đau sốt nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, ăn nhẹ, uống nhiều sinh tố, vitamin và vệ sinh răng miệng thường xuyên. Sau 3-5 ngày, bệnh nhân sẽ hạ sốt. Nếu có triệu chứng đau bụng, đau hố chậu, sưng tinh hoàn thì cần đến khám ngay ở cơ sở y tế để có biện pháp xử trí kịp thời.

 

                                                           TheoNhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh

Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

(HBĐT) - Ngày 10/2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành NN & PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển toàn quốc khai kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Thành lập đội đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh

(HBĐT) - Ngày 30/12/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Còn nhiều bất cập trong quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp trong tỉnh, ngoài tỉnh và nhập khẩu; các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, còn xảy ra chồng chéo hoặc bỏ sót một số lĩnh vực gây khó khăn cho việc áp dụng; chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm… là những vấn đề đặt ra trong quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Hiểm nguy từ kháng kháng sinh

(HBĐT) - Từ những căn bệnh thông thường, rồi vì lý do khách quan và chủ quan do lạm dụng quá nhiều kháng sinh nên đã trở thành người bệnh nặng. Chi phí điều trị của bệnh nhân lên đến vài chục, có khi hàng trăm triệu đồng. Không những thế, các chức năng của cơ thể kéựm dần do dùng nhiều kháng sinh nặng.

Ăn Tết một cách khoa học để giữ gìn sức khỏe

Dịp Tết là cơ hội để vui chơi, để gặp gỡ người thân sau một năm làm việc vất vả. Nhưng những buổi tiệc liên miên cũng là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, thậm chí mang bệnh... Vì vậy, chúng ta phải có bí quyết để vui vẻ cùng mọi người nhưng vẫn giữ vóc dáng và sức khỏe cho mình.

Ân tình của những thầy thuốc

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 2.000 y, bác sỹ, cán bộ ngành y, ngoài ra còn có hơn 2.000 thầy thuốc nam bốc thuốc chữa bệnh, cứu người. Họ dùng cả sức lực và tâm trí để giúp người bệnh thoát khỏi bệnh tật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục