(HBĐT) - Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 1/2017 đến nay, tại Trung Quốc đã ghi nhận 109 trường hợp bị nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9, trong đó có tỉnh Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam. Thông tin từ Cục Thú y, trong nước xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm cúm A/H5N1, A/H5N6 tại các tỉnh: Nam Định, Đồng Nai, Sóc Trăng và Quảng Ngãi. Ngay khi có công điện của Bộ NN & PTNT vào trung tuần tháng 2 về tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam, tỉnh ta đã có văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng – chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa cúm A/H7N9 trên địa bàn.
Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT nhận định: Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm ở trong và ngoài nước cùng những diễn biến phức tạp của thời tiết đầu vụ xuân - hè có dấu hiệu ấm lên là điều kiện bất lợi dễ bùng phát, lây lan cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm 2012 - 2014, tại một số địa bàn như xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm. Để dập dịch, ngăn chặn sự lây lan của ổ dịch, tỉnh ta phải huy động nguồn lực không nhỏ về nhân lực, vật tư, phương tiện. Với tình hình dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở các địa phương, việc cần làm ngay là ngăn ngừa xâm nhiễm, triển khai các biện pháp phòng - chống dịch với phương châm tích cực và chủ động.
Chốt kiểm dịch tại xã Yên Mông tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật ngăn ngừa dịch bệnh gia cầm từ các tỉnh ngoài vào địa bàn thành phố Hòa Bình.
Với sự tập trung chỉ đạo của Sở NN & PTNT, các huyện, thành phố đang triển khai đồng bộ các biện pháp phòng - chống dịch cúm gia cầm. Cụ thể là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi về tác hại, sự nguy hiểm của các chủng vi rút cúm gia cầm thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Mạng lưới thú y cơ sở tuyên truyền, nhắc nhở người dân chủ động phòng dịch. Trường hợp có gia cầm chết, ốm bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để xử lý, không vứt xác gia cầm bị ốm, chết bừa bãi làm dịch lây lan. Bên cạnh đó, các lực lượng phối hợp gồm công an, quản lý thị trường, thú y tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, kiểm dịch động vật tại gốc, tổ chức tốt việc kiểm soát giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các chợ.
Đặc biệt, nhằm nỗ lực ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhiễm dịch cúm gia cầm từ bên ngoài, 10 chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các huyện, thành phố đang duy trì các lực lượng kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, các sản phẩm gia cầm từ các tuyến giao thông trọng yếu vào địa bàn với chế độ trực 24/24 giờ, chú trọng kiểm soát chặt ở cao điểm lưu thông vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong khoảng từ 2h – 9h sáng các ngày trong tuần. Mặt khác, các địa phương thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực có bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sau mỗi phiên chợ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Hiện nay, TP Hòa Bình là một trong những địa phương triển khai tích cực các biện pháp phòng - chống dịch cúm gia cầm. Ngoài duy trì chốt kiểm dịch, thành phố thường xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện biện pháp phun khử trùng tiêu độc ở các điểm buôn bán, giết mổ gia cầm, giám sát tại các khu vực trọng điểm chăn nuôi gia cầm, nơi có ổ dịch cũ và nơi có nguy cơ phát sinh dịch cao.
Trên quy mô toàn tỉnh, để ứng phó với nguy cơ dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh vụ xuân - hè nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm, Sở NN & PTNT đã làm tờ trình Sở Tài chính để trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt ngân sách triển khai Tháng chiến dịch phun tiêu độc khử trùng phạm vi toàn tỉnh với tổng diện tích cần phun tiêu độc khử trùng khoảng 10.000.000m2.
Bùi Minh
Dịch cúm H7N9 đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại nguy cơ lây lan dịch cúm vào Việt Nam.
Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất kể từ khi loại vi rút H7N9 được phát hiện vào năm 2013. Nhiều chuyên gia y tế nước này lo ngại tình trạng dịch bệnh lớn nhất trong 100 năm qua sẽ lan rộng và khó kiểm soát.
(HBĐT) - Năm 2014, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) có 2 trường hợp sinh con thứ 3, năm 2015 con số này giảm còn 1 và năm 2016 toàn xã không có trường hợp nào sinh con thứ 3. Đặc biệt, có những xóm như Suối Ngành 10 năm liên tục không có trường hợp sinh con thứ 3. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp sinh con thứ 3 đó chính là kinh nghiệm giúp xã Mông Hóa hạn chế tình trạng sinh con thứ 3.
(HBĐT) - CLB Ngân hàng máu sống tỉnh vừa tổ chức đợt hiến máu tình nguyện đột xuất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tham gia có 38 thành viên CLB là cá nhân đến từ các sở, ngành, đoàn thể, thanh niên đang sinh sống trên địa bàn TP. Hòa Bình.
Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị bằng phác đồ đã thống nhất giữa các chuyên gia, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và ngành Y tế địa phương.
Tỉnh Lai Châu đã và đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tập trung hỗ trợ, cấp cứu những nạn nhân trong vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm; tiếp tục tìm kiếm những người tham gia ăn uống tại đám ma để đưa về các cơ sở y tế thăm khám điều trị….