(HBĐT) - Trong những năm qua, xã Yên Lạc (Yên Thủy) đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ tới những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, công tác DS/KHHGĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng sinh con thứ 3 diễn ra. Chính vì vậy, năm 2016, xã Yên Lạc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sinh con thứ 3 trở lên.

 

Để làm tốt công tác DS/KHHGĐ trước hết phải kể đến sự nỗ lực, nhiệt huyết của những người làm công tác dân số, những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Chị Bùi Thị Nga, cán bộ chuyên trách dân số xã Yên Lạc cho biết: Trước đây, ở những vùng trình độ dân trí thấp, người dân thiếu hiểu biết là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3. Hiện nay, tại những vùng dân trí cao, đời sống nhân dân khá, tình trạng sinh con thứ 3 lại tăng cao. Do có tư tưởng “có nếp có tẻ”, “đông con hơn đông của”. Chính vì vậy, những người làm công tác dân số gặp vô vàn khó khăn. Trước những thử thách đó, chúng tôi luôn làm việc với chữ “tâm”. Không quản ngại trời nắng hay mưa, đội ngũ làm công tác DS/KHHGĐ đến từng nhà gõ cửa, vận động các cặp vợ chồng có ý định sinh con thứ 3 dừng lại ở 2 con.

 

 

Cán bộ chuyên trách dân số xã Yên Lạc (Yên Thủy) đến hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân dừng lại ở 2 con.

 

Trong năm 2016, xã Yên Lạc triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng sinh con thứ 3 như: Đẩy mạnh tuyên truyền qua  loa phát thanh của xóm. Các xóm 1 tháng phát từ 2-3 lần những nội dung liên quan đến sinh con thứ 3; mở các buổi tư vấn nói chuyện trực tiếp với nội dung chủ yếu là cách sử dụng những biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng - chống lây nhiễm HIV... “Mưa dầm thấm lâu”, CTV dân số kiên trì phân tích cho các cặp vợ chồng hiểu được những hệ lụy của sinh nhiều con sẽ kéo theo đói nghèo, thất học, trẻ bị suy dinh dưỡng. Cùng với đó, tích cực triển khai mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; thường xuyên lồng ghép tuyên truyền công tác DS/KHHGĐ vào các buổi họp xóm. Ngoài ra, ngay từ đầu năm, trưởng xóm phải ký cam kết với UBND xã, các gia đình ký cam kết không để xảy ra trường hợp sinh con thứ 3. Nếu các trưởng xóm để xảy ra tình trạng này năm đó sẽ không được bình xét thi đua, khen thưởng.

 

Xã Yên Lạc duy trì thường xuyên CLB tiền hôn nhân tại các xóm. Tổ chức truyền thông cho học sinh về SKSS vị thành niên, thanh niên tại trường THCS xã, từ đó giúp các em nhìn nhận đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình và CSSKSS, hạn chế tình trạng tảo hôn. Ngoài ra, xã duy trì hiệu quả hoạt động của CLB “Phụ nữ không sinh con thứ 3”. Hiện tại, CLB phát triển rất hiệu quả ở 5 xóm gồm: Lạc Vượng, Yên Hòa, Yên Sơn, Rom và ót. Thành viên của CLB “Phụ nữ không sinh con thứ 3” đã không sợ khó khăn đến những hộ có ý định sinh con thứ 3 để thuyết phục, vận động gia đình dừng lại ở 2 con và đã đạt được hiệu quả cao.

 

Bên cạnh đó, để giảm tình trạng sinh con thứ 3, Yên Lạc tích cực tuyên truyền cung cấp dịch vụ CSSKSS hiện đại đến những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Toàn xã có 854 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

 

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp  ủy Đảng, chính quyền xã Yên Lạc sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ làm công tác DS/KHHGĐ đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân góp phần giảm tình trạng sinh con thứ 3. Năm 2016, trong xã có 68 trẻ sinh ra, trong đó 3 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên.

 

 

                                                                                          Thu Thủy

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục