(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Sơn có 2 trường hợp tử vong có biểu hiện bệnh dại. Tiêm phòng vắc xin dại trên đàn chó chưa đạt yêu cầu trong nhiều năm liên tiếp dẫn đến nguy cơ bệnh dại thường trực xảy ra. Kể từ năm 2015 đến nay, với nhiều chủ trương, biện pháp được triển khai, bệnh dại đã được kiểm soát và ngăn chặn.

 

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây bệnh cho người và động vật gây ra những cái chết đau lòng với nguồn gốc mang bệnh chủ yếu ở chó, mèo nuôi. Khi động vật mắc bệnh cào, cắn, liếm vào người, vi rút từ nước bọt sẽ lây qua da và phúc mạc bị tổn thương, xâm nhập vào cơ thể, hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Tiêm phòng hiện là giải pháp hiệu quả nhất trong các giải pháp nhằm chủ động tạo miễn dịch, tiến tới thanh toán bệnh dại.

 

Với đặc thù địa bàn rộng, đàn chó nuôi phân tán tại các hộ gia đình, nhận thức của một bộ phận người dân về tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo còn hạn chế, một số cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác tiêm phòng, Trạm Thú y huyện đã thông qua những buổi gặp gỡ người dân lồng ghép giải thích về lợi ích, tầm quan trọng của tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi. Ngoài ra, trạm còn giới thiệu đối tượng, lứa tuổi, kế hoạch của tỉnh, huyện cho người dân biết chó nuôi phải được tiêm vắc xin 1 lần/năm, tập trung vào tháng 3 - 4 trước khi bước vào mùa hè và tiêm bổ sung vào các tháng còn lại cho những con mới đưa về nuôi chưa được tiêm phòng. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến kinh nghiệm của các tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin để nhân dân học tập. Tham mưu giúp UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền trên loa, đài của xã, thôn về chủ trương, kế hoạch của tỉnh, huyện cho nhân dân hiểu, biết để làm theo, tuyên truyền qua các tờ rơi hình ảnh để người dân dễ hiểu, dễ nhớ…

 

 

Đàn chó trên địa bàn thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) được tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dại đạt trên 95%.

 

Mặt khác, để tiêm phòng vắc xin dại đạt hiệu quả cao, Trạm Thú y đã tranh thủ sự đồng thuận của các cấp, ngành, tích cực tham mưu xây dựng các văn bản giúp UBND huyện để tiêm phòng đạt mục tiêu kế hoạch. Cán bộ trạm trực tiếp xuống cơ sở tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền tổ chức tập huấn, hướng dẫn thú y cơ sở cách tiêm, phối hợp với trưởng xóm thống kê số chó nuôi, thông báo cụ thể ngày, giờ, địa điểm tiêm cho người dân biết, nhốt, xích chó trước ngày tiêm. Đặc biệt, để tạo điều kiện đối với các xã vùng cao, vùng sâu, trạm đã chia thành các cụm nhỏ để tiêm giúp hộ nuôi chó chấp hành tốt hơn việc đưa hết số chó đến điểm tiêm. Tăng cường vận động nhân dân cùng tham gia, quản lý, giám sát chó sau tiêm phòng và trực tiếp giao nhiệm vụ, hướng dẫn cán bộ thú y viên xã, thị trấn giám sát tại địa bàn phụ trách.

 

Tập trung thực hiện các giải pháp cùng sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, công tác tiêm phòng dại cho đàn chó trên địa bàn huyện đạt kết quả đáng ghi nhận. Những xã trước đây có tỷ lệ tiêm phòng thấp nay kết quả tiêm được nâng lên như: Nhân Nghĩa, Thượng Cốc, Yên Phú, Xuất Hóa, Vũ Lâm, Tân Lập, Quý Hòa, Liên Vũ, ân Nghĩa… Năm 2016, số chó được tiêm phòng vắc xin 24.105 con/25.231 tổng đàn, đạt tỷ lệ 95,5%. Qua đó, nhận thức của người dân bước đầu chuyển biến, tích cực tham gia tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Trong 2 năm (2015 - 2016), trên địa bàn không có người tử vong do bệnh dại.

 

Đồng chí Bùi Văn Diển, Trưởng trạm Thú y huyện cho biết: Số chó tiêm phòng dại đạt 95,5% so với tổng đàn là kết quả cao. Tuy nhiên, bệnh dại vẫn còn nguy cơ xảy ra nếu chủ quan, lơ là trong phòng dịch bệnh. Chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh dại năm nay đang khởi động, đơn vị tiếp tục tăng cường các giải pháp, nhất là tuyên truyền thường xuyên và đề nghị biện pháp xử lý đối với hộ cố tình không đưa vật nuôi đi tiêm phòng. Có như vậy, bệnh dại mới được đẩy lùi và thanh toán.

 

 

                                                                                   Bùi Minh

Các tin khác

Không có hình ảnh

Bảo đảm quyền lợi của người bệnh

(HBĐT) - Có mặt tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vào một ngày cuối tháng 2, chúng tôi phần nào chia sẻ với đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của khoa về áp lực công việc mà các anh, các chị đang phải đảm đương. Chỉ trong buổi sáng có tới hàng trăm lượt người bệnh đến khám. Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Thanh Ngà, khu 3, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) đến Khoa Khám bệnh để làm thủ tục. Bà Ngà cho biết: Người dân đến khoa làm các thủ tục nhập, xuất viện rất đông. Bản thân tôi là người bệnh khi đến đây dù phải chờ đợi, xếp hàng nhưng tâm lý khá thoải mái, ai đến trước thì làm thủ tục trước, có loa gọi theo thứ tự. Cán bộ y tế ở khâu đón tiếp, phục vụ nhã nhặn, chu đáo, không có thái độ gì phải kêu ca, phàn nàn. Những gì không hiểu hoặc chưa rõ, các anh, các chị nhiệt tình tư vấn, chỉ dẫn.

Chủ động phòng – chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa cúm A/H7N9

(HBĐT) - Ngày 23/2, Sở NN&PTNT đã ban hành Công văn gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng – chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa cúm A/H7N9 trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả chương trình thay thế ma túy về cấp xã

(HBĐT) - Từ tháng 10/2016, cơ sở cung cấp methadone ở xã Vạn Mai (Mai Châu), được thành lập nhằm cung cấp thuốc cho người nghiện của 5 xã lân cận. Sau hơn 4 tháng hoạt động, cơ sở đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện điều trị.

Lại lo cúm gà

Dịch cúm H7N9 đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại nguy cơ lây lan dịch cúm vào Việt Nam.

Mối lo cúm gia cầm lan rộng tại Châu Á

Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất kể từ khi loại vi rút H7N9 được phát hiện vào năm 2013. Nhiều chuyên gia y tế nước này lo ngại tình trạng dịch bệnh lớn nhất trong 100 năm qua sẽ lan rộng và khó kiểm soát.

 Nhiều giải pháp hạn chế tình trạng sinh con thứ 3

(HBĐT) - Năm 2014, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) có 2 trường hợp sinh con thứ 3, năm 2015 con số này giảm còn 1 và năm 2016 toàn xã không có trường hợp nào sinh con thứ 3. Đặc biệt, có những xóm như Suối Ngành 10 năm liên tục không có trường hợp sinh con thứ 3. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp sinh con thứ 3 đó chính là kinh nghiệm giúp xã Mông Hóa hạn chế tình trạng sinh con thứ 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục