Trong Phiếu lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về kinh doanh rượu gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bổ sung thêm một số ý kiến đề xuất, trong đó, đáng chú ý là Bộ trưởng đề nghị cần phải có một chương riêng về quản lý đối với rượu thủ công.

 

Điều trị ngộ độc rượu methanol tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Bộ trưởng cho rằng, cần phải làm rõ cơ sở pháp lý để ban hành Nghị định về kinh doanh rượu. Đồng thời, báo cáo đánh giá tác động mục tiêu chính sách của dự thảo Nghị định còn chưa mang tính đồng bộ, chú trọng vào nội dung sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu mà chưa có đánh giá tác động mục tiêu chính sách đến sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội, chi phí thiệt hại về kinh tế, xã hội đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị, cần có Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính để làm rõ nội dung quy định về thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép sản xuất rượu, giấy phép phân phối, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu.

Dự thảo Nghị định cần lưu ý đến trách nhiệm liên ngành của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật nhất là các nội dung quy định về quản lý chất lượng rượu, quy hoạch. Bộ trưởng Y tế cho rằng, dự thảo Nghị định chỉ giao Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch chưa đảm bảo tính khách quan vì chưa phù hợp với yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu và đồ uống có cồn.

Vì thế, cần bảo đảm và nhất quán quan điểm thực hiện đồng bộ ba giải pháp chiến lược về kiểm soát rượu và cần được lồng ghép tại các quy định cụ thể của dự thảo Nghị định đó là: kiểm soát nguồn cung, kiểm soát nhu cầu và biện pháp can thiệp giảm tác hại của rượu, bia.

Bộ Y tế đề nghị số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc số dân. Đề nghị cần quy định rõ việc quy hoạch phải bảo đảm kiểm soát giảm mức độ gia tăng sản lượng, phù hợp với mức độ gia tăng của các nước, điều kiện thực tế của Việt Nam và yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Một điểm đáng chú ý trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Y tế đề nghị bổ sung một chương riêng về quản lý đối với rượu thủ công, trong đó có quy định cụ thể biện pháp quản lý đối với rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (bán cho doanh nghiệp để sản xuất) và rượu thủ công sản xuất cho mục đích tiêu dùng trong hộ gia đình. Đồng thời, quy định cụ thể về quản lý chất lượng, đăng ký sản phẩm với chính quyền cấp xã, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công bảo đảm chất lượng.

Hiện nay, rượu thủ công chiếm 70% trong số lượng rượu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Những ca ngộ độc rượu tăng mạnh gần đây có liên quan tới rượu tự nấu có chất độc methanol đã gây ra những tổn hại lớn cho sức khỏe người dân và xã hội.

 

                                                      TheoNhandan

Các tin khác


Cẩn trọng phòng bệnh khi thời tiết giao mùa

(HBĐT) - Vào thời điểm này, thời tiết thường xuyên thay đổi do nóng ẩm, mưa lạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Từ đầu tháng 3 đến nay, tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, lượng bệnh nhân khám và nhập viện tăng 20-30% so với ngày bình thường. Phòng bệnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất để không bị bệnh.

Giám sát tình hình thực hiện chính sách y tế, dân số đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 23/3, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) do đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc - HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi Giám sát tình hình thực hiện chính sách y tế, dân số đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ Sơn. Cùng tham gia đoàn giám sát có đại diện một số sở, ngành hữu quan.

Ảnh hưởng của thuốc lá với người nhiễm HIV

(HBĐT) - Theo tạp chí Y học Thực hành của Bộ Y tế, thuốc lá đối với người có sức khỏe tốt gây ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, đối với người nhiễm HIV, tác hại của thuốc lá tăng lên rất nhiều lần.

Triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017

(HBĐT) - Ngày 22/3, Sở y tế tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017” và công bố quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan, các phòng y tế, cán bộ chuyên trách ATVSTP trung tâm y tế các huyện, thành phố.

Hài lòng người bệnh từ những hành động nhỏ

(HBĐT) - Những năm trước, cơ sở vật chất của Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu không đồng bộ, sắp xếp không hợp lý tạo ra những bất cập như: khu chờ khám chật chội, thiếu ghế, nóng bức; khu xếp hàng lấy số thường đông, lộn xộn, không theo hàng lối; không có biển chỉ dẫn từ Khoa Khám bệnh đến các khoa lâm sàng; buồng khám chưa liên hoàn nên thời gian khám bệnh lâu.

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc nấm dại

(HBĐT) - Vào thời điểm này cách đây 2 năm, tại xóm Phiêng Sa, xã Đồng Bảng (Mai Châu) xảy ra 1 vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc hái trên rừng. Vụ ngộ độc khiến 5 người trong 1 gia đình bị mắc, 2 người trong số đó đã tử vong, 3 trường hợp còn lại phải nhập viện cấp cứu điều trị tại Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai. Theo báo cáo giám sát phòng - chống ngộ độc thực phẩm năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm với 326 ca mắc, 2 ca tử vong do ngộ độc nấm. Năm 2016 xảy ra 7 vụ với 177 ca mắc, không có trường hợp tử vong. Đáng lo ngại hơn cả là việc cứu chữa, điều trị các ca ngộ độc do nấm hết sức khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục