(HBĐT) - Ngày 16/4, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm thành phố Hòa Bình đã tổ chức Lễ phát phát động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018 với chủ đề "Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.


Lãnh đạo UBND thành phố Hòa Bình, cùng các đơn vị doanh nghiệp ký cam kết trong công tác quản lý và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Thành phố Hòa Bình là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, tập trung nhiều dịch vụ chế biến, kinh doanh về thực phẩm với 1.346 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Xác định được tầm quan trọng vấn đề ATTP, những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội và cả cộng đồng tham gia thực hiện công tác VSATTP. Đặc biệt là công tác kiểm tra, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm được coi trọng. Chỉ tính riêng trong 03 tháng đầu năm 2018, thành phố đã tiến hành kiểm tra 215 cơ sở, xử lý vi phạm 155 cơ sở, tiền phạt nộp ngân sách nhà nước 140,375 triệu đồng. Công tác giám sát, quản lý ngộ độc thực phẩm được tăng cường. Tính từ đầu năm đến nay ghi nhận 02 ca ngộ độc thực phẩm và không có vụ việc ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra.

 

Trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018, thành phố Hòa Bình đã chủ động và triển khai thực hiện những hoạt động cụ thể như: Xây dựng các nội dung truyền thông có hiệu quả đến các nhóm đối tượng thông qua các kênh truyền thông đại chúng và trực tiếp đến hộ gia đình; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền địa phương trong công tác quản lý thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP; quản lý việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, chất kháng sinh thú y, chất cấm, chất bảo quản sử dụng trong quá trình nuôi trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời việc kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

Thông qua Lễ phát động, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm cho các nhà sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu đối với sức khỏe cộng đồng hãy hành động tích cực để sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý. Sau phát động động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018 các Đòan thanh tra, kiểm tra liên ngành thành phố sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, lưu thông, buôn bán thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến, cung ứng thực phẩm.


 

Hồng Ngọc


Các tin khác


Gia tăng bệnh tiêu chảy trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành Y tế, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh gia tăng bệnh về tiêu chảy với 507 ca, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2017. Các bệnh truyền nhiễm khác có nhiều thay đổi so với năm 2017 như: thủy đậu ghi nhận 78 ca, giảm 14,3%; cúm 1.094 ca, giảm 19,9%; quai bị 52 ca, giảm 55,6%.

Ngày hội “cơm ngon, con khỏe” năm 2018

(HBĐT) - Chiều 9/4, Hội LHPN tỉnh phối hợp với nhãn hàng Knor tổ chức truyền thông và ngày hội "cơm ngon, con khỏe” năm 2018. Dự ngày hội có đại diện Hội LHPN tỉnh, thành phố, xã Dân Chủ và trên 500 chị em phụ nữ xã Dân Chủ và các phường, xã trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Tăng cường các biện pháp phòng dại và khống chế bệnh dại

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng dại và khống chế bệnh dại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Bộ Y tế khẳng định vẫn cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh dại

Ông Nguyễn Tất Đạt - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã có công văn khẩn trả lời về tình trạng khan hiếm vắcxin phòng dại tại Thành phố Hồ Chí Minh như báo chí phản ánh.

Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ não

(HBĐT) - Đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển (trên thế giới, tử vong do đột quỵ não đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư). Đây là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong cao.

Nhân rộng nghĩa cử cao đẹp "Cho đi là còn lại"

Trước khi vĩnh biệt chồng để các bác sĩ đưa anh Ninh vào phòng phẫu thuật, chị Kiều chạm khẽ vào tay chồng và nói như thể anh còn nghe thấy: "Em không biết việc làm của em là đúng hay sai. Em không biết anh có giận em không? Nhưng em muốn anh cứu được nhiều người khác. Anh không thể ở lại! Anh ra đi… Nhưng em muốn trái tim anh vẫn đập, phổi anh vẫn thở và đôi mắt anh vẫn sáng để thấy được mẹ con em sống ra sao…!".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục