(HBĐT) - Là xã thuộc vùng hạ du thủy điện Hòa Bình, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) cách trung tâm huyện hơn 10 km với trên 3.000 nhân khẩu. Từ năm 2016, xã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, đến nay trạm y tế của xã vẫn còn "nợ” chuẩn.


Cán bộ Trạm y tế xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc người bệnh.

 

Trạm y tế xã Hợp Thành được xây dựng năm 2014 với khu nhà chính 2 tầng, gồm 13 phòng đã được bàn giao và đưa vào sử dụng từ tháng 9/2015. Hệ thống điện lưới đảm bảo, công trình vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Trang thiết bị chăm sóc sức khỏe nhân dân đủ để sơ cứu bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở. Trạm y tế có 7 cán bộ thuộc diện hợp đồng không thời hạn, tiền lương hàng tháng do Trung tâm y tế huyện chi trả. Trình độ chuyên môn của trạm có 1 bác sỹ đa khoa là Trưởng trạm, 1 y sỹ sản nhi là Phó trưởng trạm, 1 nữ hộ sinh trung học, 3 điều dưỡng trung học và 1 dược sỹ trung học. Từ năm 2015 – 2018, trạm có 4 cán bộ đã được đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Khối nhà chính trạm y tế Hợp Thành đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng vài năm nay khu nhà bếp, nhà kho, sân trạm y tế vẫn dở dang không thi công. Phần xây, mái, tường đã xong nhưng chưa hoàn thiện. Nền nhà ngổn ngang đất, cát. Tận dụng mái đã hoàn thiện, cán bộ, y bác sĩ của trạm đặt tạm bếp củi lên nền nhà chưa hoàn thiện để đun nấu. Không có nhà kho, trạm sử dụng nhà vệ sinh nam để đựng đồ và chỉ sử dụng nhà vệ sinh nữ.

Theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 thì trạm y tế phải đạt chuẩn khối phụ trợ và công trình phụ trợ: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng. Nhà bếp áp dụng cho các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa khi có nhu cầu sử dụng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhu, trưởng trạm y tế xã Hợp Thành cho biết: Sau 5 năm đưa vào sử dụng, khối nhà chính của trạm đã hư hỏng một số hạng mục như dột, cửa vênh không đóng được, quạt, bóng đèn hỏng, hệ thống cấp thoát nước nứt, gẫy đường ống dẫn nước. Khối nhà chính chưa có rèm cửa, mùa nắng nóng ảnh hưởng đến thuốc cũng như hoạt động thường xuyên của cán bộ trạm và người dân khi đến khám bệnh. Trạm chưa có nhà để xe nên khi bệnh nhân đến khám, chữa bệnh để xe lộn xộn trước cổng trạm. Vào những ngày tiêm chủng hoặc chiến dịch dự phòng thường tập trung đông người, trạm không có mái che, ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động khám, chữa bệnh của trạm. Nhiều lần trạm đề xuất, kiến nghị hoàn thiện công trình phụ trợ để đưa vào sử dụng nhưng đều được trả lời là thiếu vốn.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Lịch, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cho biết: Hiện tại công trình trạm y tế xã vẫn đang "nợ” chuẩn. Tổng công trình hơn 5 tỷ đồng đến nay vẫn chưa cấp đủ vốn nên đơn vị thi công chưa hoàn thiện, chúng tôi mong muốn Nhà nước quan tâm để công trình hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

 

Việt Lâm

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục