PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS khẳng định chưa có cơ sở để kết luận về nguồn lây nhiễm HIV tại xã Kim Thượng, Tân Sơn, Phú Thọ.


PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

Vừa qua, thông tin 42 người dân xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ lo lắng bị nhiễm HIV nghi do sử dụng dịch vụ y tế của một thầy thuốc tư nhân gây chấn động dư luận. Sự việc được đặc biệt quan tâm bởi trong đó có cả trẻ 18 tháng tuổi và người già 80 tuổi nhiễm HIV. Để có nhìn nhận khách quan về vụ việc, chiều 15-8, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã có những thông tin cụ thể về vấn đề này.

Tỷ lệ nhiễm HIV tại Kim Thượng cao hơn khoảng 2,5 lần so với mức trung bình toàn quốc

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ và qua làm việc với địa phương cho thấy trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại xã Kim Thượng là năm 2012. Trong những năm gần đây, số người nhiễm HIV mới được phát hiện và số người tử vong do AIDS tại địa bàn xã Kim Thượng ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, ngành y tế tỉnh Phú Thọ đã triển khai nghiên cứu, làm xét nghiệm HIV và phát hiện được 42 người bị nhiễm HIV tại xã này. Trong số người nhiễm HIV được phát hiện, có những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Từ năm 2015 đến nay đã có 5 người tử vong vì AIDS.

"Những thông tin này cho thấy tình hình nhiễm HIV tại xã Kim Thượng đã xảy ra từ lâu. Có thể đây là một điểm dịch HIV tích lũy đã lâu, nay qua triển khai xét nghiệm HIV rộng rãi mới phát hiện được. Như vậy, tình hình dịch HIV ở đây được coi là khá nghiêm trọng, tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn khoảng 2,5 lần so với mức trung bình toàn quốc, và cần có biện pháp kiểm soát dịch ngay”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long nói.

Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Ngành Y tế thăm hỏi, tặng quà người dân bị nhiễm HIV tại xã Kim Thượng.

Trước nghi ngờ việc lây nhiễm HIV lan rộng tại địa bàn do dùng chung kim tiêm tại một cơ sở y tế tư nhân, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định, với những thông tin hiện có, chưa thể có cơ sở để kết luận về nguồn lây nhiễm HIV tại xã Kim Thượng. "Nhiễm HIV là nhiễm một bệnh mãn tính. Một người từ khi nhiễm HIV đến khi chuyển sang giai đoạn AIDS thường trung bình sau 5-7 năm. Do vậy, với những người đã bị AIDS và tử vong tại xã Kim Thượng chứng tỏ dịch HIV ở đây cũng đã có từ rất lâu chứ không phải là mới xảy ra nhiễm HIV gần đây, và tích lũy qua nhiều năm. Có người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, nhưng mới đi khám bệnh lần đầu tại y sỹ tư nhân trên địa bàn 6 tháng trước đây. Như vậy, không thể kết luận việc lây nhiễm HIV là do y sỹ trong vùng dùng chung bơm kim tiêm”, ông Long nói.

Ngay sau khi sự việc được báo chí thông tin, Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh – Dịch tễ Trung ương làm đầu mối, phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan có liên quan của tỉnh Phú Thọ khẩn trương triển khai nghiên cứu khoa học, khách quan để tìm hiểu nguyên nhân. Các chuyên gia sẽ xem xét toàn diện các đường lây và các yếu tố liên quan như tình trạng người dân trong xã đi làm ăn xa khi nông nhàn, tình hình tệ nạn mại dâm, nghiện chích ma túy, cũng như nhiều yếu tố nguy cơ khác..

Ổn định tâm lý cho người dân tại địa bàn

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết, Cục đã làm việc với tỉnh Phú Thọ và chỉ đạo ngành y tế tỉnh Phú Thọ thông báo kết quả xét nghiệm HIV cho những người không may bị nhiễm HIV; tư vấn, giải thích, hỗ trợ để điều trị ngay bằng thuốc ARV miễn phí cho những người nhiễm HIV trong xã. Bên cạnh đó, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã chỉ đạo ngành y tế tỉnh Phú Thọ tổ chức mở rộng xét nghiệm HIV miễn phí cho người dân trong vùng và các khu vực khác của tỉnh Phú Thọ nếu có nhu cầu.

"Nếu một người nhiễm HIV mà được điều trị bằng thuốc ARV sớm và tuân thủ điều trị thì vẫn có thể sống khỏe mạnh và có tuổi thọ tương đương người không nhiễm HIV. Hơn nữa điều trị ARV sẽ giúp giảm tải lượng virus HIV trong máu và có thể giảm đến 95% khả năng lây nhiễm HIV cho vợ hay bạn tình qua quan hệ tình dục. Hiện nay, việc điều trị bằng thuốc ARV rất đơn giản. Thuốc ARV được cấp miễn phí tại bệnh viện huyện hoặc trạm y tế xã. Người nhiễm HIV có thể lĩnh thuốc hàng tháng về uống tại nhà. Khi ổn định, có thể ba tháng đến cơ sở y tế lĩnh thuốc một lần”, ông Long nói.

Ông Long cũng nhấn mạnh thêm, để ổn định tâm lý người dân, địa phương cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao kiến thức cho nhân dân trong vùng về phòng, chống HIV/AIDS. "HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng không đáng sợ nếu có hiểu biết đúng về bệnh này. Lây nhiễm HIV hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp dự phòng, như tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (như Methadone)… Khi không may bị nhiễm HIV thì phải tham gia điều trị ARV ngay để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người thân và cộng đồng. Chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, hãy chung tay giúp đỡ họ vượt qua hoạn nạn, cùng hướng tới Mục tiêu Kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam”, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS nói.

TheoNhanDan

Các tin khác


Cả xã náo loạn vì HIV: Xét nghiệm gần 500 người, phát hiện 42 trường hợp

Đã có gần 500 người tại xã Kim Thượng được lấy mẫu xét nghiệm HIV, trong đó phát hiện 42 trường hợp dương tính, nằm trong top các xã có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất nước.

Xác minh thông tin nhiều người nhiễm HIV nghi do dùng chung kim tiêm

Liên quan đến thông tin có người dân tại xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) bị nhiễm HIV nghi do sử dụng chung kim tiêm tại một cơ sở y tế tư nhân, Cục phòng chống HIV AIDS, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đã có chỉ đạo bước đầu và sáng mai sẽ có buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Phú Thọ để xác minh sự việc này.

Huyện Lạc Sơn: Giải quyết vấn đề sinh con thứ 3 trở lên và tảo hôn

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của UBND huyện Lạc Sơn, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên và tảo hôn có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2016, toàn huyện có 134 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên, 32 trường hợp tảo hôn. Năm 2017 có 118 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên, 43 trường hợp tảo hôn. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018 có 71 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên và 7 trường hợp tảo hôn; tỷ lệ trẻ nam/trẻ nữ là 115 trẻ nam/100 trẻ nữ.

Thẻ bảo hiểm y tế - đừng để lãng phí khi có bệnh

(HBĐT) - Khi không ốm đau, bệnh tật thì thẻ BHYT chẳng mấy khi mọi người bận tâm đến. Nhưng chẳng may sức khỏe giảm sút, ốm đau hoạn nạn bất ngờ thì tấm thẻ BHYT là cứu cánh giúp người bệnh có điều kiện được chữa trị tại các cơ sở y tế. Nếu bệnh nặng thì được chuyển tuyến trên điều trị mà không phải quá lo lắng về chi trả viện phí. Đó là một ưu việt rất lớn về BHYT mà tất cả người dân đều được hưởng. Song thực tế ,cách sử dụng thẻ BHYT của một bộ phận người dân chưa thật sự hiệu quả, vậy đâu là lý do?

Xã Hòa Sơn nỗ lực giảm tình trạng sinh con thứ 3

(HBĐT) - Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, đồng chí Bùi Đức Quyên, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Sơn (Lương Sơn) cho biết: Trong lãnh đạo thực hiện các mục tiêu VH-XH ở xã, nổi lên hạn chế đó là việc gia tăng tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn xã có 26 trường hợp sinh con thứ 3. Đối tượng vi phạm là cán bộ, đảng viên không còn. Tuy nhiên đáng chú ý là trường hợp sinh con thứ 3 không hẳn là các cặp vợ chồng sinh con một bề mà tập trung vào nhóm có đời sống khá giả, muốn sinh nhiều con cho "vui cửa, vui nhà”.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 4%

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, năm học 2017 – 2018, bậc học mầm non đã huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 73,1% (tăng 1,7% so với năm học trước). Trong đó, trẻ độ tuổi nhà trẻ đạt tỷ lệ 39,4%, trẻ tuổi mẫu giáo đạt tỷ lệ 96,85%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục