(HBĐT) - Ngày 13/9, HĐND tỉnh đã tổ chức đoàn công tác nắm tình hình người mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Sở Y tế. Tham gia có đồng chí Đinh Văn Dực, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Ban Dân tộc; Ban Pháp chế HĐND tỉnh.


Đoàn công tác thăm hỏi hai bệnh nhân tan máu bẩm sinh tại xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn

Theo số liệu của Sở Y tế, 5 năm qua (2011-2015) toàn tỉnh đã có 22.369 trường hợp được xét nghiệm với tỷ lệ mang gen là 15,4%; 45 cặp vợ chồng được chuẩn đoán trước sinh, phải đình chỉ thai 12 trường hợp. Qua số liệu cho thấy, tỉnh ta có tỷ lệ người mắc bệnh tan máu bẩm sinh cao. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh ta không có trường hợp nào được lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh vì không có kinh phí. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện được xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, việc xét nghiệm mới chỉ thực hiện được cho những bệnh nhân nằm điều trị có bảo hiểm y tế tại bệnh viện, những đối tượng có nhu cầu tự nguyện xét nghiệm gen bệnh rất ít. Được biết, từ năm 2015 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã điều trị mỗi năm trên 1.000 lượt bệnh nhân, số lượng bệnh nhân nằm viện điều trị mỗi năm do động từ 328 bệnh nhân đến 387 bệnh nhân, trong đó khoa nhi của bệnh viện đã quản lý 200 bệnh nhân đến truyền máu và thải sắt định kỳ và bệnh viện đã đáp ứng được thuốc thải sắt đối với bệnh nhân nằm viện. Tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Văn Dực - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Thực tế bệnh Thalassemia đang lưu hành ở nhiều cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế cần chủ động tham mưu cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hữu hiệu giảm thiểu bệnh Thalassemia trong thời gian sớm nhất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tiếp thu những ý kiến phát biểu của đoàn công tác, Giám đốc Sở Y tế đã báo cáo những việc cần làm của ngành trong thời gian tới, đó là truyền thông thay đổi hành vi cho cộng đồng; đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ xét nghiệm để tầm soát bệnh ngay cho học sinh trung học phổ thông và phụ nữ mang thai; tư vấn tiền hôn nhân để phát hiện người mang gen ẩn căn bệnh Thalassemia; hỗ trợ người mắc bệnh Thalassemia mua thẻ bảo hiểm y tế; đồng thời giao Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tham mưu xây dựng đề án để Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thiểu người mắc bệnh Thalassemia trong cộng đồng.


                                                                         Thu Hà (HĐND tỉnh)

Các tin khác


Thất vọng cùng cực, CĐV Trung Quốc yêu cầu giải tán đội tuyển quốc gia

Quá thất vọng sau khi đội nhà thất bại trước Qatar, những CĐV Trung Quốc đã lên tiếng giải tán đội tuyển quốc gia (ĐTQG).

Ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm

(HBĐT) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt tới 100 triệu đồng

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Người tham gia bảo hiểm y tế tăng - bắt đầu từ nhận thức

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê năm 2016 của cơ quan BHXH tỉnh, Lương Sơn là một trong những địa phương có tỷ lệ người dân tham gia BHYT thấp nhất tỉnh. Số người tham gia BHYT chỉ có 65.360 người, trong đó, tham gia BHYT hộ gia đình, doanh nghiệp có 5.423 người, tham gia BHYT học sinh 6.545 người và trẻ em dưới 6 tuổi 11.302 trẻ, đạt 78,95%.

Triển khai công tác kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

(HBĐT) - Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2018 nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm trước, trong dịp Tết Trung thu; đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục