(HBĐT) - Ngày 14/9, Bộ NN và PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng – chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hoàng Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. Phía điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ngành liên quan.


Điểm cầu trực tuyến tỉnh ta.

Tình hình dịch bệnh trong 8 tháng đầu năm trên phạm vi toàn quốc về bệnh cúm gia cầm chỉ có 4 ổ dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N6 gây ra tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 13.215 con, giảm 90% số xã có dịch và 74% số gia cầm tiêu hủy. Về bệnh LMLM, cả nước xảy ra 9 ổ dịch tại 3 huyện của tỉnh Sơn La làm 612 con mắc bệnh. Dịch cơ bản được kiểm soát tốt, không lây lan ra các tỉnh khác. Bệnh tai xanh trên lợn chỉ xảy ra 1 ổ dịch tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Về bệnh dại ở động vật có 1 ổ dịch dại trên đàn chó được báo cáo vào ngày 24/8 tại xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) nhưng thông qua hoạt động chủ động giám sát cho thấy vi rút dại còn lưu hành ở nhiều nơi, là mối nguy lớn đối với người dân và đàn động vật mẫn cảm. Đặc biệt, tính đến ngày 10/9/2018 đã có 17 quốc gia, vùng lãnh thổ báo cáo dịch tả lợn Châu Phi với 228.311 con lợn bệnh, trong đó 20.633 con lợn chết vì bệnh, tổng đàn lợn có nguy cơ, đã buộc phải tiêu hủy là 562.761 con. Tại Trung Quốc báo cáo có tổng cộng 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc có chiều hướng lây lan dần về phía Nam (đến các tỉnh gần với biên giới Việt Nam). 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận nỗ lực, sự nhanh nhạy của Bộ NN & PTNT trong việc chủ động tham mưu, tổ chức Hội nghị quan trọng này để ứng phó nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xam nhiễm và phòng - chống hiệu quả các dịch bệnh trong vụ Thu Đông. Đồng chí đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tập trung toàn lực chỉ đạo, triển khai ngay các biện pháp ngăn chăn bệnh dịch tả lợn châu Phi; nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện xuất phát từ nước có bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam. Đồng thời triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn, nhanh chóng tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn. Thành lập và phân công trách nhiệm cụ thể cho các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đối với vụ Thu Đông, yêu cầu trước hết phải tiếp tục đẩy mạnh công tác chủ động phòng chống dịch bệnh động vật. Các địa phương sớm rà soát, cập nhật kế hoạch chi tiết để thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch quốc gia của Chính phủ, của Bộ NN & PTNT về chủ động phòng chống dịch bệnh động vật. 

Qua các nội dung báo cáo chuyên đề, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, phát biểu của các địa phương, các bộ, ngành, đồng chí Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường đã phát biểu kết luận khẳng định công tác phòng trừ dịch bệnh là nội dung "yết hầu” đối với phát triển chăn nuôi. Trong những tháng cuối năm, các địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác phòng – chống dịch bệnh động vật. Các Bộ, ngành, đặc biệt là NN & PTNT, Công Thương sớm rà soát hoàn chỉnh đề án phòng chống dịch bệnh; Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát đề án phòng chống dịch bệnh, trong đó đề án phòng chống dịch tả lợn Châu Phi phải được chi tiết, cụ thể và mang tính khả thi. Các thành phần kinh tế và đối tượng tham gia, nhóm chăn nuôi hộ nhỏ lẻ nâng cao ý thức tự phòng vệ, ứng phó với dịch bệnh động vật. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của các cấp, ngành về công tác phòng – chống dịch bệnh động vật. Tăng cường hợp tác quốc tế đảm bảo quan hệ chặt chẽ với các tổ chức FAO, OTE và các nước xung quanh nhằm kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Bộ về tình hình dịch bệnh động vật để có biện pháp giải quyết kịp thời.


                                                                                       Thu Hằng 


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục