(HBĐT) - Năm học 2018 - 2019 vừa bắt đầu, các trường học trong tỉnh đã triển khai nấu ăn cho học sinh bán trú. Công tác đảm bảo ATTP trong các bếp ăn tập thể được các nhà trường đặc biệt quan tâm.


 

Trường mầm non Tân Thịnh B (TP Hòa Bình) thực hiện tốt việc đảm bảo ATTP cho bữa ăn của trẻ.

 

Các đợt thanh tra, kiểm tra của lực lượng chức năng về ATTP tại các bếp ăn bán trú trường học trong năm 2017 và tháng 5/2018 cho kết quả đáng mừng bởi hầu hết các nhà trường tổ chức cho học sinh ăn bán trú đã chú trọng đến công tác ATTP. Cụ thể, các cơ sở trường học bán trú (bếp ăn từ 200 suất trở lên thuộc quản lý tuyến tỉnh) được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định như thực hiện đúng nguyên tắc 1 chiều, tủ lưu mẫu, vệ sinh môi trường… Các trường đều cử cán bộ quản lý và nhân viên nấu ăn đi tập huấn và được xác nhận đã qua bồi dưỡng kiến thức về ATTP hàng năm. 100% nhân viên nấu ăn có giấy khám sức khỏe. Chất lượng đầu vào thực phẩm được kiểm soát, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Quá trình chế biến đúng quy trình các bước đảm bảo ATTP.

Theo đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP, trên địa bàn có 96 cơ sở bếp ăn tập thể có từ 200 suất ăn trở lên, trong đó chỉ còn 17 cơ sở chưa ký cam kết về ATTP. Nguyên nhân chủ yếu là điều kiện cơ sở vật chất chưa được đầu tư. Tuy nhiên, qua công tác truyền thông ATTP, các đợt thanh, kiểm tra… nhận thức của các nhà quản lý và nhân viên nấu ăn các trường học trong tỉnh tốt và đầy đủ. Các đợt kiểm tra ATTP bếp ăn bán trú có từ 90% cơ sở bán trú chấp hành tốt quy định, còn lại tỷ lệ nhỏ (dưới 10%) chưa khắc phục được do điều kiện về cơ sở vật chất hoặc khó khăn đối với một số trường học ở vùng sâu, vùng xa là chưa có nước máy nên nguồn nước chưa được kiểm nghiệm.

Thực hiện Kế hoạch số 82/KH - BCĐATTP ngày 4/6/ 2018 của Ban chỉ đạo ATTP về triển khai công tác hậu kiểm ATTP; Quyết định số 871/QĐ-UBND, ngày 29/3/2018 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; Kế hoạch số 37/KH- BCĐATTP ngày 9/2/2018 về triển khai công tác thanh tra, kiểm tra ATTP năm 2018, Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh đang xây dựng kế hoạch và quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành đợt kiểm tra về ATTP tại bếp ăn tập thể các trường học trong quý III.

Cũng theo đồng chí Chi cục trưởng Chi cục VSATTP tỉnh, đáng mừng là trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ca ngộ độc thực phẩm nào liên quan đến ngộ độc tại bếp ăn tập thể các trường học. Chất lượng bữa ăn của học sinh bán trú các trường, nhất là bậc học mầm non, tiểu học, PTDTNT ngày càng được nâng lên. Lưu ý, để đảm bảo ATTP bữa ăn cho học sinh, trước tiên quan tâm đến nguồn nước sử dụng nấu ăn phải là nước sạch. Nhân viên nấu ăn (cô nuôi) phải đảm bảo quy định vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó, để tránh gây ngộ độc phải lựa chọn loại thực phẩm rau - củ - quả tươi, sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ.

 Bùi Minh


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục