(HBĐT) - Xã Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn nằm ngay trên quốc lộ 6 nên có điều kiện thuận lợi phát triển KT-XH. Đến hết năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 43,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,56% (32 hộ). Tuy nhiên, ngược với tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập thì Mông Hoá là 1 trong 2 xã có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp nhất huyện.


Cán bộ trạm y tế xã Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn tận tình thăm khám bệnh nhân nhi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Mông Hoá cho biết: Hiện nay, dân số của xã có trên 5.400 khẩu. Theo thống kê của BHXH huyện Kỳ Sơn, tỷ lệ bao phủ BHYT của xã chỉ đạt 66,78%. Xã còn hơn 1.000 người chưa tham gia BHYT. Đây là một trong những vấn đề Đảng bộ, chính quyền xã trong mấy năm gần đây nỗ lực giải quyết nhưng chưa được. Từ trước năm 2015, 70% bà con dân tộc thiểu số của xã được Nhà nước hỗ trợ, cấp phát thẻ BHYT. Theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/ 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì nhiều xóm của xã không thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ hoặc cấp phát thẻ BHYT. Do vậy, tỷ lệ bao phủ BHYT của xã giảm nhiều. Trước thực trạng đó, Đảng uỷ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 12 nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Theo đó, giao chỉ tiêu phát triển BHYT cho các chi bộ, đảng viên tuyên truyền, vận động nhân dân. Cuối năm, các xóm đưa vào tiêu chí thi đua trong bình xét gia đình văn hoá, làng văn hoá.

Ngành BHXH cùng các ban, ngành, đoàn thể xã, xóm tích cực vận động, tuyên truyền bằng hình thức tổ chức hội nghị, tọa đàm đến các hội viên và nhân dân. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hồng Quang thì nhận thức của người dân tư tưởng xã không thay đổi nhiều. Họ vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước hỗ trợ, cấp phát thẻ. Một vài người khi nằm viện mới tìm mua BHYT hoặc lên UBND xã nhờ giúp mua thẻ ngay để được hưởng bảo hiểm. Khi đến vận động, tuyên truyền mua BHYT có người còn bảo: "Chúng cháu thanh niên khoẻ mạnh ít đi bệnh viện nên không phải mua BHYT, chỉ những người già mới cần thôi”. Một nguyên nhân nữa là những người chưa tham gia BHYT là lao động tự do, xa nhà công việc và thu nhập không ổn định.   
Qua tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trạm y tế xã Mông Hóa đã đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới từ năm 2015 với đội ngũ y, bác sĩ và trang thiết bị đảm bảo khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở. Tuy nhiên, người dân chưa mặn mà với việc tham gia BHYT một phần cũng do đăng ký mua BHYT phải chờ đợi lâu. Khi thẻ hết hạn đăng ký mua tại tuyến xã, xóm nhưng có khi phải đợi hàng tháng mới có thẻ… Do vậy, trong thời gian chờ đợi có người bị ốm cũng không có thẻ đi khám.

Theo ông Nguyễn Hồng Quang, để tiến tới bao phủ BHYT toàn dân, trong thời gian tới, Đảng uỷ, chính quyền xã Mông Hoá rà soát lại đối tượng tham gia BHYT. Đồng thời phân tích rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp đồng bộ như tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức: lồng ghép trong các cuộc họp xóm, hội nghị, phát thanh trên loa đài, tổ chức các buổi tọa đàm nêu dẫn chứng cụ thể phân tích những lợi ích khi tham gia BHYT và hạn chế khi không tham gia.

Việt Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục